General Manager là gì? Công việc mà General Manager sẽ như thế nào? Đây là thuật ngữ có lẽ nhiều người chưa nắm rõ. Trong bài viết dưới đây, Vietcham sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về vị trí này.
Khái niệm về General Manager
Thuật ngữ General Manager chỉ chức vụ quản lý cấp cao, chỉ vị trí Tổng Quản lý, người sẽ ra quyết định, lên kế hoạch, phân công công việc cho những bộ phận và các phòng ban khác.
Trong lĩnh vực nhà hàng khách sạn, General Manager sẽ quản lý toàn diện về mặt tài chính về doanh thu, lợi nhuận, tổn thất và giám sát các hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên sẽ tùy vào quy mô khách sạn, nhà hàng, hệ thống nhân sự mà ở một số đơn vị thì CEO hoặc Phó Chủ tịch cũng có thể kiêm luôn vị trí công việc của General Manager.
→ Chức năng và nhiệm vụ của General Manager là gì?
Chức năng và nhiệm vụ của General Manager không giống nhau, bởi điều này phụ thuộc nhiều về quy mô cũng như là cách thức hoạt động của từng loại doanh nghiệp. Họ là người đảm nhiệm các công việc khá là đa dạng, gồm những công việc cụ thể sau:
- Giám sát và quản lý hoạt động của từng bộ phận và phòng ban
- Đảm bảo được cho từng bộ phận vận hành theo đúng mục tiêu, kế hoạch và tầm nhìn của doanh nghiệp
- Đánh giá cụ thể từng thành viên trong bộ phận
- Kiểm tra việc thực hiện và ra quyết định về giải pháp hỗ trợ những vấn đề chưa được xử lý
- Tiếp nhận và trực tiếp xử lý các tình huống, các vấn đề hay sự cố bất ngờ xảy ra trong doanh nghiệp.
General Manager đóng vai trò rất quan trọng trong doanh nghiệp. Quyền hạn của General Manager được gắn liền với trách nhiệm quản trị, nhân sự marketing, hoạch định phát triển cho đến báo cáo tài chính, ngân sách…và quản lý mọi hoạt động liên quan đến công ty, doanh nghiệp.
Mô tả công việc của General Manager
Tùy vào từng doanh nghiệp thì sẽ được có công việc riêng nhưng công việc chung của General Manager cụ thể như sau:
- Phối hợp với các bộ phận liên quan lên kế hoạch kinh doanh theo tháng, quý, năm cho khách sạn, nhà hàng
- Chịu trách nhiệm về các chiến lược kinh doanh, marketing, quản lý doanh thu, ngân sách và lợi nhuận của doanh nghiệp
- Giám sát, quản lý hoạt động của toàn bộ phòng ban và các bộ phận khác, đảm bảo hoạt động hiệu quả, tối đa hóa lợi nhuận
- Khảo sát và phân tích thị trường, tìm hiểu các xu hướng phát triển hiện tại, nắm rõ các nhu cầu của khách hàng cũng như báo cáo kinh doanh. Bên cạnh đó còn đưa ra chính sách, hướng giải quyết cho những hạng mục phát sinh
- Hợp tác cùng các bộ phận liên quan thiết lập tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ, sản phẩm mà khách sạn, nhà hàng cung cấp. Cải thiện các sản phẩm, dịch vụ của đơn vị để đáp ứng được nhu cầu khách hàng được tốt hơn
- Đại diện đón tiếp những vị khách VIP, VVIP đến doanh nghiệp
- Xử lý những vấn đề phát sinh, những khiếu nại của khách hàng
- Xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp và đầy thân thiện
- Tuyển dụng và đào tạo nhân sự chất lượng, đảm bảo quyền lợi và trách nhiệm của nhân viên
- Lập kế hoạch, theo dõi và duyệt những giấy tờ để mua sắm, sửa chữa trang thiết bị
- Tổ chức nên các cuộc họp định kỳ tuần, tháng, quý, năm và các cuộc họp đột xuất
- Trực tiếp báo cáo tài chính, công việc với cấp trên.
Tố chất cần có của General Manager là gì?
Những tố chất cần có của General Manager
→ Có tầm nhìn xa trông rộng
Một General Manager đóng vai trò rất quan trọng trong việc dẫn dắt nhà hàng, khách sạn phát triển cần có tầm nhìn xa trông rộng cùng với khả năng phán đoán để định hình được hướng đi. Xác định được mục tiêu và đưa ra được quyết định chính xác. Việc này sẽ giúp cho General Manager có được sự tín nhiệm từ những người khác và đảm bảo để mọi người đều hiểu rõ hoạt động của nhà hàng, khách sạn.

→ Khả năng lãnh đạo tốt
Khả năng lãnh đạo chính là tố chất bắt buộc cần phải có của một General Manager để chỉ đạo và phân chia công việc cho các nhân viên cấp dưới. Và khả năng lãnh đạo còn giúp General Manager đánh giá được năng lực và thái độ của từng nhân viên để có thể đề ra phương án điều chỉnh nhân sư phù hợp.

→ Khả năng tư duy và sáng tạo
Việc có tư duy và sáng tạo sẽ thúc đẩy chiến lược kinh doanh và ý tưởng xây dựng dự án độc đáo và ấn tượng. Và hơn hết sự sáng tạo còn là yếu tố tạo ra sự say mê, hứng thú trong công việc và gắn kết nguồn nhân lực thành một tổng thể.

→ Khả năng giải quyết vấn đề
Khi làm việc trong môi trường nhà hàng, khách sạn sẽ không tránh những vấn đề phát sinh thì General Manager cần phải bình tĩnh để tìm ra được hướng giải quyết, tránh làm ảnh hưởng đến hoạt động của nhà hàng, khách sạn.

→ Có kỹ năng giao tiếp tốt
Kỹ năng giao tiếp là yếu tố tiên quyết cần có của một General Manager. Một phần năng lực lãnh đạo của General Manager được thể hiện thông qua kỹ năng này bởi vị trí này cần thường xuyên gặp gỡ khách hàng và thuyết phục cấp trên để đồng ý với các chiến lược và dự án mới.

→ Ham học hỏi và trau dồi kiến thức
Việc học hỏi và không ngừng trau dồi kiến thức là cách tốt nhất giúp cho General Manager ngày càng hoàn thiện bản thân, gặt hái được nhiều thành công trong công việc. Vị trí này cần có vốn kiến thức sâu rộng để xây dựng và phát triển doanh nghiệp vững mạnh hơn.

Mức lương của General Manager
Theo như khảo sát về mức lương của General Manager ở Việt Nam hiện nay khoảng 15 – 80 triệu đồng/tháng. Trong đó ở khách sạn 02 sao thì có thể nhận từ 15 – 20 triệu đồng, khách sạn 03 sao khoảng 20 – 40 triệu đồng và khách sạn 04 sao sẽ khoảng 40 – 80 triệu đồng. Với khách sạn 05 sao, General Manager sẽ do người nước ngoài đảm nhận chức vụ này. Tuy nhiên thì vẫn có một số khách sạn, khu nghỉ dưỡng 05 sao hiện vẫn có Tổng quản lý là người Việt có mức lương trên 70 triệu đồng.
So sánh sự khác nhau giữa General Manager và General Director
General Director là giám đốc điều hành cấp cao hay được viết tắt là CEO trong doanh nghiệp, tổ chức chính phủ, tổ chức phi lợi nhuận hoặc tổ chức phi chính phủ. Vị trí này sẽ chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao.
Sự khác biệt giữa 2 vị trí này như sau:
Sự khác nhau | General Manager | General Director |
Cấp độ quản lý | Giám sát cấp nhân sự quản lý và các hoạt động thường ngày của nhà hàng, khách sạn gồm cả hợp tác kinh doanh, quản lý nhân sự. Tăng cường hiệu quả quản lý bằng cách tuyển dụng, định hướng, tập huấn và tư vấn cho quản lý cấp dưới. Thường General Manager cần báo cáo và phối hợp với General Director trong việc đề xuất và tổ chức thực hiện các chiến lược mới. | Giám sát nhân sự cấp cao và trong đó có cả General Manager. Trách nhiệm của General Director là đảm bảo nhân sự cấp cao làm việc hiệu quả. |
Tầm nhìn | Thực hiện các công việc hướng tới tầm nhìn và mục tiêu do CEO đề ra. | Sẽ là người định hướng thành công cho doanh nghiệp nên có tầm nhìn chiến lược cao hơn vị trí tổng quản lý. Chịu trách nhiệm chính trong việc tìm ra hướng giải quyết khi có vấn đề phát sinh. |
Lập kế hoạch | Chịu trách nhiệm giám sát nhân viên và theo dõi quá trình thực hiện nhiệm vụ của các nhóm doanh nghiệp, đảm bảo được các hoạt động đang đi đúng hướng. | Định hướng và chỉ dẫn cho General Manager thực thi các hoạt động trong tương lai, quyết định các quá trình phát triển của doanh nghiệp. |
Quy trình làm việc | Làm việc theo chỉ dẫn của CEO, đảm bảo được chất liệu chung của sản phẩm và dịch vụ khi đưa đến khách hàng. Sẽ là đầu mối liên kết với khách hàng mục tiêu. | Giám sát hiệu suất và hiệu quả công việc, tìm ra những điểm thiếu sót, các lỗi đang gặp phải và giải quyết chúng. Vị trí này sẽ chịu trách nhiệm cho toàn bộ hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. |
Một số câu hỏi thường gặp về General Manager
Dưới đây là một số câu hỏi về General Manager
#1 General Manager là chức vụ gì?
Đây là thuật ngữ để chỉ chức vụ được gọi là tổng giám đốc hoặc là tổng quản lý. Trong cơ cấu của khách sạn thì General Manager là chức vụ cao nhất. Họ sẽ không làm việc dưới quyền của CEO, là người đưa ra quyết định, quản lý và vận hành cho toàn bộ những hoạt động liên quan đến nhân sự, tài chính, dịch vụ và cung cấp những dịch vụ khác của nhà hàng, khách sạn.
#2 General Manager giữ vai trò gì trong kinh doanh?
General Manager là người có trách nhiệm điều phối, lập kế hoạch, chiến lược và đưa ra những quyết định có lợi nhất. Họ sẽ đưa ra những chiến lược và thực hiện các chiến lược đó để đưa đến sự phát triển của doanh nghiệp. Cùng với đó thì General Manager cũng có trách nhiệm quản lý dự án và nhân sự của doanh nghiệp.
☑️ Mời bạn xem thêm nhiều bài viết khác:
- 🔸 CMO: Khái niệm, vai trò & công việc chính của CMO
- 🔸 Sale Supervisor: Khái niệm & phân biệt về giám sát kinh doanh
- 🔸 Sole Proprietorship: Khái niệm, đặc điểm
Trên đây Vietcham đã mang đến cho bạn đọc thông tin về General Manager là gì và những vấn đề liên quan. Hy vọng thông qua bài biết bạn đọc sẽ hiểu rõ hơn về vị trí này. Nếu có câu hỏi hay thắc mắc về vấn đề trên hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn.
Leave a Reply
Bạn phải đăng nhập để gửi phản hồi.