CFO bạn đã từng nghe đến vị trí này trong doanh nghiệp chưa? Bạn đã bao giờ bị nhầm lẫn giữa CFO và CEO chưa? Vậy để hiểu rõ hơn về CFO là gì, trong bài viết dưới đây Vietcham sẽ chia sẻ đến bạn những thông tin cần thiết về CFO để bạn có thể nắm rõ hơn.
Khái niệm CFO là gì?
CFO là từ viết tắt của “Chief Finance Officer” tức là Giám đốc tài chính, chức danh có vai trò quan trọng trong doanh nghiệp. CFO chính là một mắt xích trong việc điều tiết các hoạt động tài chính của doanh nghiệp.
→ Vai trò của CFO
CFO có 3 vai trò chính sau:
- Là cầu nối giữa doanh nghiệp và các đối tác: Đây là người sẽ nhìn thấy được “bức tranh” tài chính của doanh nghiệp, có kiến thức chuyên môn cao về các con số. Và từ đó giúp cho doanh nghiệp có thể có được hợp đồng có lợi cho tổ chức và tìm ra được tiếng nói chung khi tiến hành đàm phán với đối tác
- Là người hoạch định chiến lược tài chính: Chính là người sẽ làm ra các báo cáo tài chính và vạch ra đường đi để phù hợp với nguồn tài chính của doanh nghiệp. Nhờ CFO biết cách kiểm soát được dòng tiền và CEO vận hành doanh nghiệp để mang đến hiệu quả tốt nhất
- Là nhà quản trị vốn tài ba: Tuy vào quy mô, cơ cấu và hoạt động của doanh nghiệp, CFO sẽ áp dụng mô phòng quản trị tài chính phù hợp nhất. Để giúp doanh nghiệp thống kê được đầu vào và đầu ra của từng khoản chi phí 1 cách cụ thể nhất để làm sao có thể hạn chế được rủi ro và sử dụng quỹ ngân sách hiệu quả.
CFO chính là cánh tay phải hỗ trợ cho CEO trong hoạt động vận hành bộ máy doanh nghiệp được hiệu quả nhất và mang đến nhiều lợi ích nhất cho công ty.
→ Công việc của CFO là gì?
Cùng tìm hiểu các công việc của CFO:
#1 Theo dõi, đánh giá hoạt động tài chính
CFO sẽ thực hiện theo dõi tình hình tài chính của doanh nghiệp thường xuyên thông qua các hoạt động về quản lý thu – chi để có thể nhận diện được kế hoạch kinh doanh được hiệu quả, kế hoạch nào đang kém để có hướng điều chỉnh phù hợp nhất để giúp tăng doanh thu và chỉ số cho doanh nghiệp.

#2 Tư vấn kế hoạch tài chính cho doanh nghiệp
CFO sẽ xác định điểm mạnh và điểm yếu của kế hoạch tài chính từng áp dụng. Và sau đó sẽ đưa ra các hướng xử lý, giải quyết phù hợp nhất để CEO có được những kế hoạch sử dụng nguồn vốn được hiệu quả nhất.

#3 Báo cáo tài chính
CFO sẽ tối ưu khả năng tài chính của các doanh nghiệp. Vậy nên phần lớn thời gian họ sẽ đầu tư vào công việc lập và phân tích báo cáo tài chính. Trong phần báo cáo tài chính sẽ hiển thị tất cả các thành tựu, điểm yếu còn đang tồn đọng để có thể hỗ trợ được quá trình hoạch định chiến lược của doanh nghiệp.

#4 Thanh khoản
Cần đảm bảo cho doanh nghiệp về khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Tài chính doanh nghiệp ở đỉnh cao khi chỉ số thanh khoản lớn hơn 1, nếu như chỉ số này bằng 0 thì doanh nghiệp phải đối mặt với khủng hoảng về tài chính.

#5 Tối ưu hóa chỉ số ROI
Mọi kế hoạch kinh doanh triển khai đều nhằm mục đích là gia tăng được chỉ số ROI (Tỷ lệ lợi nhuận). Nếu như ROI càng cao thì hoạt động kinh doanh càng tạo nên lợi nhuận.

Ngoài ra thì CFO cũng giúp doanh nghiệp tính toán và phân biệt rõ ràng giữa doanh thu và lợi nhuận. Nếu như doanh thu cao ngất ngưỡng nhưng chưa đảm bảo được sinh lợi nhuận thì CFO cần phải nhìn nhận lại kế hoạch tài chính của mình và kế hoạch của bộ phận Marketing.
#6 Phối hợp với các bộ phận liên quan thực hiện kế hoạch quảng cáo, cân đối ngân sách
Truyền thông được xem là hoạt động vô cùng quan trọng đối với bất kỳ doanh nghiệp nào. Chi phí để chi cho hoạt động truyền thông, quảng cáo cần có sự cân đối để có thể mang lại lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp. Vậy nên mà giám đốc tài chính cần phải kết hợp với bộ phận Marketing hoạch định ra được chi phí triển khai kế hoạch truyền thông được hợp lý nhất.

Bên cạnh đó thì CFO cũng cần phối hợp với giám đốc nhân sự để hạn chế được những thất thoát về chi phí tuyển dụng.
#7 Thiết lập, phát triển mối quan hệ đối tác, cổ đông
CFO cần thiết lập các mối quan hệ với quản lý cấp cao, cổ đông và các đối tác của công ty…Việc này sẽ tạo dựng được các mối quan hệ tốt đẹp để có thể giúp CFO tìm kiếm được những nguồn đầu tư mới cho doanh nghiệp.

#8 Hỗ trợ hoạt động kiểm toán
CFO cần luôn hỗ trợ hoạt động kiểm toán của doanh nghiệp để đảm bảo được tính minh bạch và tuân thủ pháp luật. Cần có trách nhiệm về tính hợp pháp và trung thực của sổ sách, các báo cáo tài chính của công ty. Tiến hành triển khai các biện pháp khắc phục lỗ hổng trong hoạt động kinh doanh liên quan đến tài chính.

#9 Quản trị công nợ
CFO cần phải thực hiện được nhiệm vụ quản trị công nợ, đảm bảo được trách nhiệm với các khoản nợ tiềm ẩn, hợp đồng pháp lý, thuế doanh nghiệp…
CFO cần có những kỹ năng gì?
Để có được kế hoạch tài chính đảm bảo và hiệu quả thì giám đốc tài chính CFO cần có những kế toán tài chính và các kỹ năng phân tích, giải quyết vấn đề…Cụ thể như sau:
#1 Có kiến thức về kế toán và phân tích tài chính
CFO không trực tiếp làm các công việc như xuất chứng từ thu chi, giao dịch, ghi chép tài chính những CFO cần phải hiểu rõ được các công việc của kế toán, điều phối quản lý được ngân sách tài chính của công ty. Những kiến thức về kế toán và phân tích tài chính sẽ giúp cho giám đốc tài chính định lượng được chính xác và nhanh chóng về tình hình tài chính của công ty.

#2 Khả năng nắm bắt, phân tích và báo cáo dữ liệu
CFO cần có được khả năng bao quát thông tin, đọc hiểu, phân tích và báo cáo dữ liệu tài chính. Có tư duy phân tích cùng với sự nhạy bén với các con số là điều rất cần thiết để CFO đưa ra được các chiến lược tài chính dài hạn cho doanh nghiệp, tổ chức.

CFO cần có tầm nhìn về tài chính, dự đoán được những rủi ro tài chính tiềm tàng, những cơ hội và thách thức để quản lý tốt nhất ngân sách của doanh nghiệp. Có khả năng xử lý được các vấn đề, hoạch định được các chiến lược tài chính giúp cho doanh nghiệp định hướng được kinh doanh để đem về lợi nhuận.
#3 Kỹ năng mềm
Ngoài kiến thức về chuyên ngành để có thể trở thành CFO chuyên nghiệp thì cần có những kỹ năng mềm sau:
- Kỹ năng giao tiếp
- Xử lý được các vấn đề linh hoạt
- Nắm bắt được thông tin và thị trường
- Có tầm nhìn chiến lược để đưa ra được những quyết định sáng suốt

#4 Kỹ năng lập kế hoạch tài chính
Kỹ năng phân tích về tình hình và những biến động về tài chính doanh nghiệp, đây là những kỹ năng cần có của giám đốc tài chính. Từ đó họ sẽ triển khai được kế hoạch tài chính hiệu quả để có thể tăng được lợi nhuận và hạn chế được nhiều rủi ro.

#5 Kỹ năng quản trị tài chính dự án
Đây là 1 kỹ năng rất quan trọng mà CFO cần có. Giám đốc tài chính sẽ theo dõi và kiểm soát dòng tiền ra vào dự án để giúp hoạt động được thuận lợi hơn.
#6 Kỹ năng quản trị dòng tiền
Việc quản trị dòng tiền rất quan trọng mà CFO cần phải có. Tùy thuộc vào từng doanh nghiệp, công ty mà cách quản trị dòng tiền sẽ khác nhau.
☑️ Mời bạn xem thêm nhiều bài viết khác:
- 🔸 CEO: Khái niệm, vai trò & công việc chính của CEO
- 🔸 CMO: Khái niệm, vai trò & công việc chính của CMO
- 🔸 CTO: Khái niệm, vai trò & công việc chính của CTO
Trên đây Vietcham đã chia sẻ những thông tin cần thiết về Chief Finance Officer đến bạn. Hy vọng qua bài viết trên bạn sẽ hiểu hơn về CFO. Nếu có câu hỏi hay thắc mắc về vấn đề trên, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn.
Leave a Reply
Bạn phải đăng nhập để gửi phản hồi.