CEO cụm từ được nghe nhiều ở các công ty, doanh nghiệp. Được hiểu là giám đốc điều hành, người có vai trò quan trọng trong việc định hướng và đưa ra đường lối cho công ty. Đây là khái niệm khi được nhắc đến vị trí này. Tuy nhiên đối với nhiều người thì khái niệm này chưa được rõ ràng và khá mơ hồ. Trong bài viết dưới đây Vietcham sẽ chia sẻ đến bạn CEO là gì, để bạn nắm rõ hơn.
Khái niệm CEO?
CEO là từ viết tắt của “Chief Executive Officer“, nó có nghĩa là Giám đốc điều hành. CEO là cấp nhân sự cao nhất thuộc cấp C – Level trong doanh nghiệp, phụ trách tổng điều hành 1 công ty, tổ chức hoặc là cơ quan.
CEO cần phải báo cáo trước hội đồng quản trị của tổ chức đó. Thường thì CEO được bổ nhiệm bởi Ban Giám Đốc sau những cống hiến vô cùng to lớn và những đánh giá năng lực tốt trong quá trình làm việc. Tuy nhiên vẫn có một số công ty chọn thuê ngoài bởi không có nhân sự cấp cao đáp ứng được yêu cầu.
CEO là người đứng đầu trong 1 doanh nghiệp, chịu trách nhiệm quyết định đến sự thất bại hay thành công của công ty. Có thể nói CEO chính là ngọn hải đăng soi sáng dẫn đường cho hoạt động của doanh nghiệp. Ở vị trí cao nhất họ có thể cảm nhận được sự thành công của doanh nghiệp, mức doanh thu cao ngất ngưỡng và uy tín thương hiệu bên trong lòng khách hàng.
Tuy nhiên đây cũng là vị trí khá là áp lực bởi nếu có vấn đề xảy ra sẽ phải hứng chịu từ dư luận, sự phản đối của cổ đông và các phản hồi của khách hàng.
→ Vai trò quan trọng của CEO
Vai trò của CEO chính là duy trì công ty hoạt động có lợi nhuận, đảm bảo được mục tiêu, tầm nhìn và sứ mệnh của công ty. CEO có thể là người sở hữu công ty hoặc là không. Thông thường sẽ được bầu chọn bởi Hội đồng quản trị.
Ở mỗi công ty sẽ có 1 giám đốc điều hành khác nhau nhưng đều có chung các vai trò sau:
- Quản lý và giám sát toàn bộ các hoạt động của doanh nghiệp
- Lập kế hoạch chiến lược để phát triển công ty
- Mở rộng công ty
- Thúc đẩy lợi nhuận cho công ty
- Quản lý cấu trúc tổ chức của công ty.
→ Công việc của CEO là gì?
CEO đóng vai trò rất quan trọng trong 1 doanh nghiệp. Bởi vậy công việc của họ khá là nhiều. Cụ thể các công việc chính sau:
- Phát triển chiến lược và kế hoạch kinh doanh hiệu quả, phù hợp với mục tiêu ngắn hạn và dài hạn của công ty
- Điều hành và triển khai các kế hoạch đã phê duyệt thông qua hội đồng quản trị
- Đề xuất ý kiến để cải thiện các vấn đề mà công ty đang gặp phải
- Giám sát toàn bộ hoạt động kinh doanh của công ty, đảm bảo được kết quả và phù hợp với chiến lược của công ty
- Đưa ra những quyết định đầu tư tối ưu và sáng suốt để thúc đẩy được hoạt động kinh doanh và tăng lợi nhuận cho công ty
- Thẩm định và phê duyệt các dự án đầu tư của công ty
- Đại diện công ty tiến hành đàm phán và ký kết các hợp đồng thương mại
- Phân tích những tình huống xấu và đưa ra được các giải pháp đúng đắn, đảm bảo được sự vận hành và phát triển của công ty
- Dẫn dắt và thúc đẩy đội ngũ nhân sư để nhằm đóng góp và cống hiến đem lại được giá trị cho công ty
- Tổ chức, thành lập và điều hành bộ máy quản lý của công ty . Đánh giá và định hướng các hoạt động của phòng ban sao cho phù hợp và hiệu quả với công ty
- Xem xét các báo cáo tài chính và phi tài chính để đưa ra được giải pháp cải thiện chúng
- Xây dựng các mối quan hệ bền vững với đối tác và cổ đông.
Làm sao để trở thành CEO?
Để trở thành CEO cần có những tiêu chí sau:
- Tốt nghiệp Thạc Sĩ trở lên chuyên ngành Quản trị kinh doanh hoặc là các chuyên ngành liên quan
- Có kinh nghiệm hoặc là nắm giữ các chức vụ quản lý liên quan
- Có kinh nghiệm tại ra được các chiến lược sinh lợi và hiện thực hóa được tầm nhìn và sứ mệnh của doanh nghiệp
- Am hiểu về tài chính doanh nghiệp và các nguyên tắc quản lý hiệu suất
- Có kinh nghiệm trong các mảng khác nhau như Marketing, Tài chính, Quan hệ công chúng, Quản lý…
- Hiểu biết về thị trường và khách hàng
- Có tư duy kinh doanh với kỹ năng tổ chức và lãnh đạo
- Kỹ năng phân tích thận trọng và giải quyết được vấn đề nhanh chóng
- Kỹ năng giao tiếp và nói chuyện trước nhiều người.
CEO cần sở hữu tố chất nào?
Để có thể vận hành được 1 doanh nghiệp, CEO cần “đủ tâm đủ tầm” và sở hữu những tố chất sau:
#1 |
Con người của trí tuệ cảm xúc |
#2 |
Tầm nhìn chiến lược |
#3 |
Tư duy sáng tạo |
#4 |
Người truyền cảm hứng |
#5 |
Bậc thầy trong giao tiếp, đàm phán và thuyết phục |
#1 Con người của trí tuệ cảm xúc
Thời buổi này “thương trường như chiến trường”, CEO (Giám đốc điều hành) người có quyền lực tối cao, nắm quyền trong tay cần có những quyết định nhanh chóng có lợi nhất cho công ty dù quyết định đó có tàn nhẫn như thế nào.
Để có thể đưa ra được ra các quyết định sáng suốt thì CEO cần rèn luyện để trở thành các bậc thầy của trí tuệ cảm xúc. Chỉ số EQ sẽ cho thấy được khả năng nhận thức điểm mạnh, điểm yếu và năng lực quản lý cảm xúc trong các tình huống.
#2 Tầm nhìn chiến lược
Thời đại công nghệ 4.0 CEO cần nắm chắc được khoa học quản trị và con người chính là yếu tố nòng cốt của doanh nghiệp.
Nếu như không thông thạo về “thuật quản trị” thì người điều hành sẽ khó có thể thâu tóm được các hoạt động của phòng ban và kiểm soát được các hiệu suất đến chân tơ kẽ tóc. Bên cạnh đó thì người quản lý giỏi không chỉ giỏi về phần mềm, giỏi về tính toán mà còn phải sát sao và thấu hiểu được cảm xúc con người, khối óc của từng nhân viên.
#3 Tư duy sáng tạo
Việc mang đến ý tưởng sáng tạo cho công ty sẽ có thể mang đến được những sự đổi mới cho công ty.
CEO là cha đẻ của doanh nghiệp, nếu không tiếp tục đổi mới về loại hình kinh doanh và các sản phẩm, thương hiệu thì doanh nghiệp sẽ rất dễ bị lãng quên giữa rất nhiều các thương hiệu.
#4 Người truyền cảm hứng
CEO được xem là ngọn đuốc truyền cảm hứng làm việc cho nhân viên bởi việc tìm được người đồng hành có tư duy phát triển cũng chính là trách nhiệm của giám đốc điều hành.
Hơn hết, người điều hành cấp cao cần nắm lòng được triết lý: “Nếu muốn đi nhanh thì hãy đi một mình, nếu muốn đi xa thì hãy đi cùng nhau”. CEO giống như 1 người làm vườn tận tâm gieo từng mầm xanh hy vọng về 1 tương lai rạng ngời cho từng nhân viên cũng như là doanh nghiệp của mình vậy.
Bởi vậy mà để có thể tạo nên được tập thể hùng mạnh thì CEO cần liên tục cổ vũ tinh thần và truyền cảm hướng cho từng cá nhân trong tổ chức. Khen thưởng với những nhân viên xuất sắc và tổ chức các đợt đánh giá định kỳ.
#5 Bậc thầy trong giao tiếp, đàm phán và thuyết phục
Hoạt động giữa các phòng ban trong doanh nghiệp và làm hài lòng các đối tác, khách hàng thân thiết thì CEO cần biết cách chuyển nguy nan thành cơ hội nhờ vào năng lực giao tiếp và đàm phán.
Hơn nữa CEO còn có sức nặng tựa ngàn cân nên mỗi quyết định bằng văn bản và bằng lời nói đều được cân nhắc và tính toán 1 cách tỉ mỉ, chi tiết. Người ta thường nói “khéo ăn khéo nói” có được thiên hạ, cần thấu hiểu lòng người, lùi 1 bước để có thể tiến được 2 bước.
☑️ Mời bạn xem thêm nhiều bài viết khác:
- 🔸 CFO: Khái niệm, vai trò & công việc chính của CFO
- 🔸 CMO: Khái niệm, vai trò & công việc chính của CMO
- 🔸 CTO: Khái niệm, vai trò & công việc chính của CTO
Trên đây Vietcham đã gửi đến bạn thông tin về CEO là gì và những thông tin cần thiết về CEO. Hy vọng với những thông tin trên bạn sẽ có cái nhìn rõ hơn về vị trí này. Nếu có câu hỏi hay thắc mắc về vấn đề trên hay những vấn đề liên quan hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.
Leave a Reply
Bạn phải đăng nhập để gửi phản hồi.