cto: khái niệm, vai trò & công việc chính của cto

CTO: Khái niệm, vai trò & công việc chính của CTO

Bạn đã từng nghe đến thuật ngữ CTO trong công ty, trong doanh nghiệp nào đó. Vậy bạn có biết CTO là gì không? Nếu như bạn đang thắc mắc không rõ về CTO và nó có vai trò gì trong tổ chức. Thì trong bài viết dưới đây Vietcham sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc trên để bạn có thể hiểu rõ hơn về CTO.

Khái niệm về CTO

CTO là từ viết tắt của “Chief technology officer”, có nghĩa là giám đốc công nghệ hoặc là giám đốc kỹ thuật. CTO là người nắm giữ vị trí quản lý ở cấp cao của tổ chức, công ty hay là doanh nghiệp chuyên phụ trách những vấn đề công nghệ, kỹ thuật và chịu trách nhiệm điều hành hoạt động nghiên cứu và phát triển.

chief technology officer

CTO sẽ thông qua việc giám sát, đánh giá về nhu cầu ngắn hạn và dài hạn của công ty để đưa ra quyết định sử dụng vốn để thiết kế, thực hiện chiến lược để cải tiến công nghệ. Chủ yếu nhằm giúp cho tổ chức có thể đạt được các mục tiêu đề ra được dễ dàng hơn. CTO chính là người làm việc trực tiếp cho CEO (Giám đốc điều hành) của công ty.

→ Công việc của CTO

Công việc chính của CTO là điều hành công việc của nhóm kỹ sư IT, tham gia vào các quyết định sản xuất sản phẩm, lựa chọn các công nghệ phù hợp với sản phẩm và phối hợp với những bộ phận khác để có thể xác định được hướng phát triển của công ty.

công việc của cto

Cụ thể các công việc như sau:

  • Quản lý toàn bộ dịch vụ công nghệ và sản phẩm của công ty
  • Quản lý nhóm kỹ sư IT và lập trình viên
  • Phát triển các chiến lực cần thiết để vận dụng được tối đa tất cả các nguồn lực của công ty
  • Điều hành các chiến lược liên quan đến nền tảng công nghệ và các mối quan hệ với khách hàng hoặc đối tác
  • Xây dựng tiêu chuẩn và thực hành công nghệ tổng quát trong công ty
  • Hỗ trợ các phòng ban để vận dụng được sức mạnh của công nghệ tổng quát của công ty
  • Giám sát cơ sở hạ tầng, đảm bảo chức năng hoạt động của toàn bộ hệ thống
  • Quản lý lộ trình, nghiên cứu và phát triển sản phẩm
  • Giám sát ngân sách cho hoạt động công nghệ thông tin
  • Làm việc với các bộ phận liên quan để thông báo về sự thay đổi trong công nghệ
  • Truyền đạt lại các chiến lược công nghệ cho các bên liên quan
  • Nghiên cứu chặt chẽ với các bộ phận kinh doanh, tiếp thị và marketing để có thể xác định được hướng phát triển phù hợp với công ty.

→ Vai trò của CTO

CTO của một công ty thường sẽ thực hiện trách nhiệm là đưa công ty phát triển một cách tốt nhất. Bởi vậy mà một CTO có áp lực không hề nhỏ. Với 1 công ty thì CTO đóng vai trò vô cùng quan trọng. Cụ thể như sau:

vai trò của cto

  • Thiết kế và nghiên cứu chiến lược: CTO là thiết kế tương lai của một doanh nghiệp, phần lớn thì CTO sẽ thực hiện dự đoán và nghiên cứu đề vạch ra được chiến lược cho các sản phẩm tiếp theo. Và cùng đồng thời thực hiện việc nghiên cứu và là người chấp hành quan trọng với các chiến lược công nghệ của doanh nghiệp.
  • Có vai trò như nhân viên thị trường: Nhìn theo góc độ công nghệ thì CTO sẽ giúp công ty lan truyền hiệu ứng, tư tưởng 1 cách hiệu quả bao gồm cả về xu thế công nghệ
  • Thực hiện giám sát và quản lý, điều hành: CTO cần phải xây dựng và quản lý đội ngũ Marketing để giúp các chiến lược quảng bá, phát triển thương hiệu, các sản phẩm và dịch vị của công ty ra ngoài thị trường.

→ Trách nhiệm của Chief technology officer

CTO sẽ chịu trách nhiệm về các khía cạnh công nghệ, tài chính và quản lý của một công ty. Tùy từng công ty mà trách nhiệm của CTO sẽ khác nhau. Và thường họ sẽ chịu trách nhiệm về khía cạnh kỹ thuật của công ty.

trách nhiệm của cto
cto có trách nhiệm chính về công nghệ và tài chính

Cụ thể như sau:

  • CTO có khả năng về tầm nhìn và lãnh đạo: Họ cần phải quyết định về cách sử dụng tốt nhất về các nguồn lực trong tổ chức và đồng thời đảm bảo rằng các dự án được hoàn thành đúng với thời hạn và trong giới hạn của ngân sách.
  • Chịu sự giám sát, chỉ đạo và kiểm soát của Giám đốc điều hành: CTO có trách nhiệm là giải trình việc thiết kế, triển khai và vận hành công nghệ thông tin.
  • Quản lý các dự án công nghệ thông tin, nhân viên và ngân sách
  • CTO có thể phát triển các thông số kỹ thuật và yêu cầu thiết kế của thiết bị
  • CTO cũng có trách nhiệm đảm bảo rằng công ty có một nhóm hỗ trợ giáo dục khách hàng về cách sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ của họ.

Phân loại CTO

#1 CTO cơ sở hạ tầng
#2 CTO kế hoạch
#3 CTO quan hệ khách hàng
#4 CTO tư tưởng

CTO được phân loại theo các vai trò sau:

  • CTO cơ sở hạ tầng: Vị trí này có vai trò là giám sát cơ sở dữ liệu, bảo mật và bảo trì cho hệ thống của công ty. Bên cạnh đó, CTO cũng thực hiện luôn lập chiến lược kỹ thuật và quản lý lộ trình công nghệ
  • CTO kế hoạch: Vị trí này sẽ chịu trách nhiệm là đưa ra những chiến lược về mặt kỹ thuật, đồng thời là lên kế hoạch chi tiết cho lộ trình triển khai công nghệ cho công ty. Và sẽ chịu trách nhiệm giám sát để mang lại sự thành công và thuận lợi khi triển khai.
  • CTO quan hệ khách hàng: Vị trí này sẽ đảm nhận vai trò kết nối khách hàng với doanh nghiệp để có thể nắm bắt được nhu cầu của thị trường và mục tiêu đề ra với các dự án công nghệ thông tin mới
  • CTO tư tưởng: Đây là người sẽ thiết lập nên các chiến lược và giám sát cơ sở hạ tầng công nghệ của doanh nghiệp. Và đồng thời sẽ tiến hành để phân tích thị trường, xây dựng nên một mô hình kinh doanh thích hợp. Thường thì CTO sẽ nắm giữ các vị trí hoặc là đảm nhận công việc này để kết nối chặt chẽ với CEO và những thành viên cấp cao khác trong ban lãnh đạo công ty.
phân loại cto
cto được phân loại theo vai trò

Làm thế nào để trở thành Chief technology officer?

Để trở thành một CTO thì bạn cần phải có kiến thức chuyên môn về lập trình và phát triển phần mềm. Và cần phải biết code. Bên cạnh đó bạn cần có kỹ năng quản lý và vận hành nếu muốn trở thành CTO.Các kỹ năng một CTO cần có là:

làm thế nào để trở thành cto

  • Có kinh nghiệm làm CTO hoặc đã từng đảm nhận vai trò tương đương
  • Có kiến thức cơ sở về xu hướng công nghệ
  • Có năng lực lãnh đạo và tổ chức mọi việc
  • Có kiến thức chuyên môn về khoa học máy tính, kỹ thuật IT và có hiểu biết về thiết kế, kiến trúc và cũng như là phát triển hệ thống trang web
  • Có tư duy tốt, có thể nghiên cứu và phân tích công nghệ
  • Am hiểu về kế hoạch kinh doanh và biết lập ngân sách
  • Có kỹ năng giao tiếp tốt
  • Khả năng giải quyết vấn đề nhanh chonhs
  • Kỹ năng quản lý thời gian
  • Sở hữu kỹ năng đàm phán và thuyết phục
  • Có tầm nhìn và chiến lược tốt

→ Thử thách đối với một CTO là gì?

Thử thách lớn nhất của CTO chính là tìm được cho mình đồng đội để cùng thực hiện các chiến lược đã đề ra. Tìm được cho mình người tài giỏi, tự tin và nhiệt tình, có trách nhiệm với công việc. Vậy nên việc tuyển dụng nhân sự với CTO rất khó khăn.

thử thách đối với cto

Để tìm được người có tài cần:

  • Kiểm tra, theo dõi và giám sát quá trình làm việc
  • Hơn hết chính là sự nhiệt tình, tâm huyết, không ngại những khó khăn, thách thức để cùng đi với đồng đội và CTO đi đến thành công.

☑️ Mời bạn xem thêm nhiều bài viết khác:

🔸 CEO: Khái niệm, vai trò & công việc chính của CEO
🔸 CMO: Khái niệm, vai trò & công việc chính của CMO
🔸 CFO: Khái niệm, vai trò & công việc chính của CFO

Trên đây Vietcham đã chia sẻ đến bạn CTO là gì và những thông tin liên quan. Hy vọng qua bài viết bạn sẽ nắm rõ và hiểu hơn về CTO. Nếu có câu hỏi hay thắc mắc về vấn đề trên hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn.

Vietcham Blog

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *