Sole Proprietorship hay còn được gọi là doanh nghiệp tư nhân. Hiện nay ở Việt Nam, doanh nghiệp tư nhân chiếm số lượng khá lớn, nhưng có lẽ nhiều người vẫn chưa hiểu rõ doanh nghiệp tư nhân là gì? Trong bài viết dưới đây Vietcham sẽ đưa đến bạn đọc thông tin chi tiết về Sole Proprietorship.
Sole Proprietorship được hiểu là gì?
Khái niệm Sole Proprietorship (Doanh nghiệp tư nhân) là một hình thức kinh doanh một người sở hữu và điều hành toàn bộ doanh nghiệp. Tức là chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm về mọi khoản nợ và trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp tư nhân thường sẽ là các cơ sở kinh doanh nhỏ và có thể thành lập một cách đơn giản và nhanh chóng. Tức cũng có nghĩa là chủ sở hữu sẽ nhận toàn bộ lợi nhuận của doanh nghiệp và có quyền quyết định về các hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên thì doanh nghiệp tư nhân không được xem là một thực thể pháp lý riêng, có nghĩa là doanh nghiệp và chủ sở hữu là một thực thể chung. Vậy nên mà các khoản nợ và trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp sẽ được chuyển sang chủ sở hữu.
Sole Proprietorship tại Việt Nam được quy định như sau:
- Do một cá nhân hoặc là một nhóm người bao gồm các cá nhân là công nhân Việt Nam từ đủ 18 tuổi, có đầy đủ năng lực hành vi nhân sự hoặc một hộ gia đình làm chủ
- Đăng ký kinh doanh tại 1 địa điểm
- Sử dụng dưới 10 lao động
- Chịu trách nhiệm cho toàn bộ tài sản của mình đối với các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
→ Đặc điểm của Sole Proprietorship
Đặc điểm của Sole Proprietorship cụ thể như sau:
- Quy mô nhỏ: Thường doanh nghiệp tư nhân sẽ có quy mô nhỏ với một hoặc là vài người sở hữu cùng với một số nhân viên. Thường sẽ là các doanh nghiệp địa phương, tập trung vào sản xuất và cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho thị trường địa phương
- Linh hoạt: Dễ dàng thích nghi với thị trường và dễ điều chỉnh hoạt động kinh doanh của mình để có thể phù hợp với nhu cầu của thị trường. Việc này có thể giúp Sole Proprietorship có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp khác bởi sự thay đổi liên tục
- Quyết định nhanh: Doanh nghiệp tư nhân có thể ra quyết định nhanh hơn so với các doanh nghiệp lớn hơn. Điều này giúp doanh nghiệp có thể đáp ứng nhanh chóng được các yêu cầu của khách hàng và tận dụng được các cơ hội kinh doanh
- Chủ sở hữu đóng vai trò quan trọng: Người sở hữu sẽ có vai trò quản lý và điều hành doanh nghiệp. Họ sẽ quyết định về chiến lược kinh doanh và có trách nhiệm trong việc quản lý tài chính, điều hành vận tải của doanh nghiệp
- Tập trung vào thị trường địa phương: Việc tập trung vào thị trường địa phương thì cần họ cạnh tranh với các đối thủ cùng khu vực. Việc này đặt ra quy tắc về cạnh tranh và tạo động lực để doanh nghiệp tư nhân phải cải tiến liên tục quá trình sản xuất và dịch vụ của mình để có tính cạnh tranh và thu hút được nhiều khách hàng
- Hạn chế về tài chính: Thường doanh nghiệp tư nhân sẽ không có nguồn tài chính lớn nên họ phải tự chịu trách nhiệm về tài chính và chi phí hoạt động của doanh nghiệp nên sẽ dẫn đến nhiều mặt hạn chế
- Mang tính cá nhân hóa: Bởi chủ sở hữu là người đứng sau quyết định kinh doanh và làm việc trong doanh nghiệp thì việc này có thể tạo ra được sự cam kết cao hơn đối với doanh nghiệp
- Tính bảo mật cao: Doanh nghiệp tư nhân thường có quy mô nhỏ và không phải đối mặt với quần chúng nhiều như những doanh nghiệp lớn nên về thông tin, hoạt động kinh doanh cũng được bảo mật cao.
- Khó khăn với việc tìm nguồn lực: Thường doanh nghiệp tư nhân không có khả năng chi trả mức lương cao như những doanh nghiệp lớn. Vậy nên họ sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm và giữ chân được nhân viên tốt
- Chế độ trong việc phát triển: Doanh nghiệp tư nhân thường gặp khó khăn trong việc phát triển, do đó mà quy mô nhỏ và hạn chế về nguồn lực tài chính. Vậy nên nếu họ muốn phát triển thì cần tìm cách thu hút vốn đầu tư từ các nhà đầu tư hoặc vay vốn ngân hàng
- Gặp rủi ro về tài chính lớn: Bởi chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân chịu trách nhiệm về tài chính nên nếu doanh nghiệp gặp rủi ro về kinh doanh thì chủ sở hữu có thể phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ, thua lỗ của doanh nghiệp.
Lưu ý tránh rủi ro trong thủ tục đăng ký Sole Proprietorship
Khi đăng ký Sole Proprietorship cần lưu ý những vấn đề sau:
→ Đối tượng đăng ký
Về đối tượng đăng ký có thể là cá nhân hoặc hộ gia đình. Cụ thể như sau:
- Công dân Việt Nam có đủ 18 tuổi
- Đầy đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi nhân sự
- Hoặc có thể là thành viên trong một gia đình, nhóm bạn… muốn được cùng kinh doanh cũng có thể đăng ký lập hộ kinh doanh và đứng tên trên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh sẽ là người đại diện cho những người tham gia.
→ Đặt tên hộ kinh doanh
Với hộ kinh doanh cá nhân phải có tên riêng và theo đó thì tên này cần phải đảm bảo đủ 2 yếu tố là hộ kinh doanh cộng với tên riêng của hộ kinh doanh.
Bên cạnh đó cần lưu ý không bao gồm những cụm từ gây nhầm lẫn với loại hình doanh nghiệp như không được phép thêm vào các thành tố ‘công ty”, “doanh nghiệp”, tên riêng của hộ kinh doanh cá nhân không được trùng với các tên riêng của hộ kinh doanh khác trong phạm vi quận, huyện. Không được phép sử dụng tiếng anh để đặt tên cho doanh nghiệp tư nhân, nếu như muốn sử dụng cần phải đảm bảo giữa các ký tự và cần phải có dấu chấm đi kèm.
→ Địa điểm đăng ký kinh doanh
Với một hộ kinh doanh cá thể chỉ được đặt tại một địa điểm duy nhất trên phạm vi toàn quốc và không được thành lập ra các chi nhánh riêng lẻ, địa điểm kinh doanh hay là văn phòng đại diện như công ty.
Nếu trường hợp địa chỉ này là nhà thuê hoặc mượn thì cần được xác minh rõ địa chủ này từ trước đến nay.
→ Vốn điều lệ đăng ký
Về vốn điều lệ đăng ký thì hiện nay không quy định giới hạn hay là số vốn tối thiểu khi đăng ký kinh doanh với loại hình doanh nghiệp này. Phần này sẽ phụ thuộc vào khả năng của mỗi người và quy mô cũng như ngành nghề mà người đăng ký muốn.
Tuy nhiên thì cũng cần lưu ý một điều là về việc chịu trách nhiệm rủi ro của hộ kinh doanh và trách nhiệm vô hạn, sẽ có tính rủi ro cao. Nếu như kinh doanh không thuận lợi thì bạn phải chịu trách nhiệm trên tất cả tài sản mà mình có chứ không chỉ chịu trách nhiệm trên số vốn mà bạn đã đăng ký.
Bên cạnh đó, hộ kinh doanh cũng không nên đăng ký số vốn thấp và không nên đăng ký số vốn cao bởi cơ quan thuế sẽ dựa vào những điều kiện sau để có thể áp mức thuế khoán hàng tháng cho hộ kinh doanh:
- Vốn đăng ký cao hay thấp
- Địa điểm kinh doanh thuộc khu sầm uất, có địa điểm thuận lợi
- Mặt hàng có thuộc vào diện có khả năng tiêu thụ tốt hay không.
→ Số lượng lao động tối đa với hộ kinh doanh
Số lượng lao động tối đa của Sole Proprietorship được sử dụng là 9 lao động. Nếu như có từ 10 lao động thì hộ kinh doanh phải tiến hành thành lập doanh nghiệp để tránh bị cơ quan chức năng xử lý vi phạm.
→ Ngành nghề đăng ký kinh doanh
Về ngành nghề đăng ký kinh doanh cần được thể hiện trên tờ khai đăng ký. Phần này cơ quan đăng ký sẽ hướng dẫn cụ thể trên tờ khai đăng ký và cách thể hiện sao có thể hợp lý.
→ Giấy tờ đăng ký kinh doanh
Giấy tờ đăng ký kinh doanh bao gồm:
- Hợp đồng thuê nhà hoặc mượn nhà giữa chủ nhà và chủ hộ kinh doanh cần phải được trực tiếp ký kết và không thông qua trung gian
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
- CMND/CCCD sao y công chứng không quá 3 tháng của chủ hộ và các thành viên (2 bản)
- Chứng chỉ bằng cấp đối với ngành nghề có điều kiện (sao y công chứng)
Một số ví dụ về hoạt động của Sole Proprietorship
Một số ví dụ về hoạt động của Sole Proprietorship:
- Cửa hàng thời trang: Đây là một trong những hoạt động kinh doanh phổ biến của nhiều doanh nghiệp tư nhân. Chủ sở hữu có thể mua sắm các sản phẩm thời trang để có thể bán chúng trực tuyến hoặc bán tại cửa hàng. Hoặc có thể thiết kế và sản xuất các sản phẩm thời trang mang thương hiệu cá nhân hoặc bán sản phẩm của các thương hiệu khác
- Dịch vụ ẩm thực: Doanh nghiệp tư nhân có thể cung cấp các dịch vụ ẩm thực cho khách hàng, gồm cung cấp đồ ăn và thức uống tại các quán ăn hoặc nhà hàng.
- Dịch vụ tư vấn: Doanh nghiệp tư nhân có thể cung cấp các dịch vụ tư vấn chuyên môn cho khách hàng như dịch vụ tư vấn tài chính, tư vấn về quản lý, kỹ thuật, về luật…Chủ sở hữu có thể là chuyên gia trong lĩnh vực của mình hoặc thuê các chuyên gia khác.
- Dịch vụ làm đẹp: Doanh nghiệp tư nhân có thể cung cấp các dịch vụ làm đẹp cho khách hàng gồm cắt tóc, chăm sóc da, trang điểm…Có thể thuê chuyên gia về làm đẹp để cung cấp các dịch vụ cho khách hàng của mình.
☑️ Mời bạn xem thêm nhiều bài viết khác:
- 🔸 Bảng Tính Tuổi Nghỉ Hưu Từ Năm 2022 (CHUẨN)
- 🔸 Cách tính thu nhập bình quân đầu người như thế nào?
- 🔸 [Chia Sẻ] Kinh nghiệm mở công ty cung bất động sản
Trên đây Vietcham đã đưa đến cho bạn đọc toàn bộ thông tin về Sole Proprietorship là gì? Và những thông tin liên quan. Hy vọng thông qua bài viết bạn đọc sẽ hiểu hơn về Sole Proprietorship. Nếu có câu hỏi hay thắc mắc gì về vấn đề trên hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn.
Leave a Reply
Bạn phải đăng nhập để gửi phản hồi.