Ở Việt Nam hiện nay, mô hình kinh doanh thương mại điện tử ngày càng phát triển và mang đến doanh thu khủng cho các doanh nghiệp. Các mô hình kinh doanh thương mại điện tử ngày càng góp phần thay đổi về thói quen kinh doanh, mua sắm của người tiêu dùng. Trong bài viết dưới đây VietCham sẽ phân tích rõ về mô hình kinh doanh thương mại điện tử và hiểu chính xác mô hình kinh doanh thương mại điện tử là gì?
Khái niệm mô hình kinh doanh thương mại điện tử
Mô hình thương mại điện tử (tên tiếng anh là Ecommerce) là hình thức kinh doanh trực tuyến cho phép các tổ chức, doanh nghiệp hoặc là cá nhân thực hiện công việc trao đổi hay mua bán trên hệ thống điện tử.

Ở trên đây bạn có thể mua bán một cách đa dạng các loại sản phẩm với quy mô trên toàn cầu ở mọi lúc mọi nơi. Đây là điểm mạnh của E-commerce mà các cửa hàng truyền thống không làm được.
→ Lợi ích của mô hình thương mại điện tử

Khi ứng dụng mô hình thương mại điện tử vào doanh nghiệp sẽ có những lợi ích sau:
Xóa bỏ giới hạn về thời gian và không gian
Để có thể kinh doanh được một cửa hàng trực tiếp thì bạn cần phải sở hữu mặt bằng, nhân viên và rất nhiều yếu tố khác hỗ trợ cho công việc buôn bán. Còn đối với mô hình thương mại điện tử, chỉ cần xây dựng trang web online hoặc là tham gia vào trang thương mại điện tử.
Với hình thức này thì bạn không cần lo lắng về kinh phí cho mặt bằng và nhân viên, cũng như là không bị giới hạn về địa điểm và thời gian. Bạn có thể bán hàng và trao đổi với khách 24/24 mọi lúc mọi nơi một cách dễ dàng và nhanh chóng thông qua hình thức trực tuyến.
Tiết kiệm về chi phí mặt bằng, nhân viên và vận hành
Khi kinh doanh theo mô hình thương mại điện tử người bán tiết kiệm được tiền thuê mặt bằng, nhân viên và chi phí vận hành. Đặc biệt nữa là bạn không cần phải tìm kiếm cách thức quảng cáo đắt tiền, mô hình này sẽ giúp bạn về công đoạn Marketing, quảng bá các sản phẩm một cách hiệu quả, thu hút được khách hàng.
Giải quyết được vấn đề về hàng tồn
Mô hình thương mại điện tử sẽ cho phép nhà bán hàng chủ động và thoải mái về việc kiểm tra các đơn hàng, quản lý vấn đề hàng tồn kho một cách dễ dàng nhờ có công cụ trực tuyến.
Tiếp cận được tệp khách hàng lớn
Internet hiện nay ngày càng phát triển, vậy nên kéo theo đó là nhu cầu mua sắm online của người tiêu dùng ngày càng tăng cao. Kinh doanh qua mô hình này sẽ giúp bạn có cơ hội tiếp cận được số lượng khách hàng vô cùng lớn trên toàn quốc, từ đó thúc đẩy được doanh số cũng như là lợi nhuận của công ty.
Các mô hình thương mại điện tử phổ biến
Dưới đây là các mô hình thương mại điện tử phổ biến được các doanh nghiệp sử dụng, bao gồm những mô hình sau:
#1 Mô hình thương mại điện tử B2B
B2B là thương mại điện tử giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp. Đây là loại hình thương mại điện tử gắn với mối quan hệ giữa các công ty với nhau. Hiện nay trên thị trường thương mại điện tử mô hình B2B chiếm tới 80% doanh số thương mại điện tử toàn cầu, lớn hơn nhiều so với các mô hình thương mại điện tử khác.

Mô hình này hỗ trợ nhiều cho các doanh nghiệp Việt Nam dựa trên các lợi ích mà nó mang lại. Theo như dự đoán của các chuyên gia kinh tế thì trong tương lai, thương mại B2B sẽ phát triển nhanh hơn B2C.
#2 Mô hình thương mại điện tử B2C
B2C là mô hình thương mại điện tử phổ biến thứ 2, B2C được hiểu là thương mại giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng liên quan đến việc khách hàng thu nhập thông tin, mua các hàng hóa hữu hình hoặc vô hình và sử dụng nó, trở thành người tiêu dùng cuối cùng.

#3 Mô hình thương mại điện tử B2G
B2G là hình thức thương mại điện tử giữa doanh nghiệp và chính phủ hay còn được hiểu là thương mại giữa công ty với khối hành chính công. Nó sẽ bao gồm việc sử dụng Internet cho mua bán công, thủ tục cấp phép và các hoạt động liên quan đến chính phủ.

Với mô hình này thì chính phủ hay khối hành chính công sẽ có vai trò trong việc thiết lập thương mại điện tử, giúp cho các hệ thống mua bán trở nên hiệu quả hơn.
#4 Mô hình thương mại điện tử C2B
C2B là mô hình kinh doanh trong đó người tiêu dùng tạo ra giá trị và doanh nghiệp sẽ tiêu thụ giá trị đó.

C2B được xem là một loại hình kinh doanh ngược, được ra đời dựa trên việc:
- Internet kết nối được nhiều nhóm người và ngày càng được mở rộng hơn
- Công nghệ ngày càng phát triển và phục vụ cho nhiều nhu cầu ở trong cuộc sống
#5 Mô hình thương mại điện tử C2C
C2C là mô hình thương mại điện tử giữa người tiêu dùng với nhau. Tính đến thời điểm hiện tại thì đây là mô hình kinh doanh có tốc độ tăng trưởng nhanh chóng. Hình thái của mô hình này là các sàn thương mại điện tử, được hoạt động bằng hình thức bán đấu giá trực tuyến, rao vặt trên mạng,…

#6 Mô hình thương mại điện tử C2G
C2G gồm có nộp thuế trực tuyến và mua hàng hóa của cơ quan chính phủ được đấu giá online. Bất cứ khi nào mà bạn chuyển tiền cho cơ quan công cộng qua Internet tức là bạn đã tham gia vào thương mại điện tử C2G.

#7 Mô hình thương mại điện tử G2B
G2B là mô hình thương mại giữa chính phủ với doanh nghiệp. Tương tác giữa chính phủ với doanh nghiệp thường không mang tính thương mại mà là cung cấp các thông tin về luật, quy chế, chính sách và các dịch vụ hành chính công trực tuyến cho doanh nghiệp qua internet.

#8 Mô hình thương mại điện tử G2C
G2C là mô hình thương mại điện tử giữa chính phủ với công dân hoặc là cá nhân. Mô hình này ở nước ta thường được thực hiện dưới hình thức gửi thư trực tiếp và các chiến dịch truyền thông.

#9 Mô hình thương mại điện tử G2G
G2G là hình thức giao dịch trực tuyến không mang tính chất thương mại giữa các tổ chức chính phủ khác nhau. Hình thức này thường được áp dụng ở các nước đa chính phủ và ví dụ tiêu biểu là nước Anh.

Mô hình thương mại điện tử đang phát triển hiện nay
Hiện nay có các mô hình thương mại điện tử được ứng dụng, bao gồm các mô hình như sau:
#1 E-commerce Enabler
Đây là nhà cung cấp dịch vụ thương mại điện tử đảm bảo cho doanh nghiệp các giải pháp bán hàng đầu và cuối cho người bán thương mại điện tử. Có thể hiểu là hỗ trợ toàn diện thương hiệu hoặc người bán quảng bá trên các nền tảng trực tuyến, sử dụng các chiến lược kỹ thuật số, tối ưu hóa nền tảng, xử lý và thực hiện các đơn hàng.

#2 Nhãn hiệu riêng – Private label
Khi có ý tưởng sản phẩm tuyệt vời nhưng không có nội lực hoặc năng lực để tự sản xuất sản phẩm. Bởi vậy, họ đã đặt hàng từ nhà sản xuất và sau đó sẽ dán nhãn, tiếp thị và bán sản phẩm dưới nhãn hiệu riêng của chính doanh nghiệp họ.

Lý do để bạn chọn nhãn hiệu riêng cho doanh nghiệp của bạn:
- Những sản phẩm có nhãn hiệu riêng được phát triển, xây dựng thương hiệu và bán bởi một công ty, tách biệt với các đối thủ cạnh tranh. Chủ sở hữu nhãn hiệu riêng sẽ sở hữu thiết kế, thông số kỹ thuật sản phẩm, kỹ thuật sản xuất và độc quyền bán sản phẩm ở dưới dạng nhãn hiệu riêng.
- Các sản phẩm có nhãn hiệu riêng thường có tỷ lệ lợi nhuận khá cao. Bởi là người bán duy nhất trên thị trường, họ có thể kiếm lợi nhuận cao từ giá bán cao.
#3 Nhãn trắng – White label
Cũng tương tự như nhãn hiệu riêng, các nhà bán lẻ nhãn trắng vẫn sẽ áp dụng vào tên nhãn hiệu của họ và bán lại sản phẩm cho nhà cung cấp. Các doanh nghiệp có nhãn trắng không phải chịu sự quản lý của quá trình sản xuất và kiểm soát về chất lượng. Nhưng doanh nghiệp cần đối mặt với sự cạnh tranh khá nhiều. Các nhà cung cấp nhãn trắng sẽ kiểm soát về bao bì thiết kế, nhưng không thể kiểm soát được thông số kỹ thuật và chất lượng sản phẩm.

Bởi vì lý do là bất kỳ đại lý bán lẻ nào cũng có thể bán những sản phẩm này, nên các nhà bán hàng khó có thể có được điểm bán độc nhất và sử dụng chiến lược tiếp thị cũng như là phân phối để tạo nên sự khác biệt.
#4 Subscription
Mô hình này dựa trên ý tưởng cung cấp dịch vụ, sản phẩm cho khách hàng theo định kỳ trong thời gian đều đặn. Đây là hình thức tập trung nhiều vào việc giữ chân khách hàng hơn là tìm kiếm những khách hàng mới.

Các doanh nghiệp sử dụng mô hình này tập trung nhiều vào việc kéo dài thời gian sử dụng sản phẩm của khách hàng lâu dài hơn là bằng việc thanh toán một lần.
#5 Affiliate
Affiliate là mô hình tiếp thị liên kết dựa trên tiền hoa hồng. Sẽ áp dụng cho cá nhân, người có ảnh hưởng, người nổi tiếng hoặc là bất kỳ khách hàng nào giới thiệu sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp cho khách hàng thông qua việc gửi link mua hoặc gắn link sản phẩm vào video.

Đây là hình thức được sử dụng nhiều hiện nay và trở thành xu hướng của nhiều cá nhân và doanh nghiệp. Mô hình này cũng giúp tiếp cận được nhiều khách hàng hơn.
#6 Dropshipping
Mô hình này được hiểu là mô hình “bỏ qua khâu vận chuyển”. Tức là không cần lưu trữ hàng hóa mà chỉ tập trung vào việc chọn sản phẩm và bán hàng. Việc cần làm ở đây là đưa sản phẩm lên các nền tảng thương mại điện tử, website.

Khi đơn hàng phát sinh thì người bán đưa thông tin về cho nhà cung cấp và sau đó các nhà cung cấp sẽ thực hiện toàn bộ quá trình giao hàng tới khách hàng.
#7 In theo yêu cầu – POD (Print-on-demand)
Mô hình này tương tự như dropshipping. Doanh nghiệp sẽ bán thiết kế theo yêu cầu trên các loại sản phẩm như áo thun, áo hoodies, quần, cốc, vỏ điện thoại và vải. Khi bạn đặt một đơn đặt hàng, nhà sản xuất bên thứ ba sẽ in thiết kế lên sản phẩm, đóng gói vào bao bì có thương hiệu và giao hàng cho khách hàng.

#8 Bán buôn – Wholesaling
Đây là mô hình kinh doanh bán sản phẩm với số lượng lớn kèm theo mức chiết khấu. Ví dụ như bạn thiết lập giá bán sỉ cho khách hàng mua số lượng lớn ở trên website và các gian hàng trên sàn thương mại điện tử.

Trước đây, bản sỉ đa số hoạt động dành cho cho mô hình kinh doanh B2B. Nhưng nhờ vào Internet, thì bất kỳ ai cũng có thể cung cấp bán buôn.
Cách nào để chọn được mô hình kinh doanh thương mại điện tử

Để có thể tìm được mô hình thương mại điện tử phù hợp với doanh nghiệp của mình thì bạn cần xác định được 2 điều sau:
- Xác định bạn sẽ bán sản phẩm đó cho ai, khách hàng bạn hướng tới là ai và sau đó bạn hãy vạch ra cách bạn định vị sản phẩm.
- Lập kế hoạch kinh doanh thương mại điện tử cho doanh nghiệp. Việc này sẽ quyết định bạn sẽ thu hút được khách hàng như thế nào và khách hàng tương tác với sản phẩm của mình như thế nào.
☑️ Mời bạn xem thêm nhiều bài viết khác:
- 🔸 Mô Hình Kinh Doanh Của LAZADA: Phân tích và chiến lược
- 🔸 Mô Hình Kinh Doanh Của TIKI: Từ cửa hàng trực tuyến đến sự thành công
- 🔸 Mô Hình Kinh Doanh Shopee – Sự phát triển tầm cao Ecommerce
VietCham hy vọng bài viết này đã đem đến cho bạn thông tin về mô hình thương mại điện tử cũng như là các loại mô hình thương mại điện tử phổ biến hiện nay. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết, đừng quên là hãy chia sẻ cho bạn bè nếu bạn thấy nội dung hữu ích. Hẹn gặp lại bạn ở những bài viết tiếp theo nhé!