Mô Hình Kinh Doanh Shopee – Sự phát triển tầm cao Ecommerce

Shopee hiện nay đang được xem là sàn thương mại điện tử được nhiều tổ chức, doanh nghiệp, hộ kinh doanh lựa chọn để kinh doanh & phát triển. Vậy mô hình kinh doanh Shopee có gì nổi bật? Ưu và nhược điểm của loại mô hình này như thế nào? Trong bài viết dưới đây, VietCham sẽ giúp bạn phân tích rõ, mời bạn cùng xem:

Mô hình kinh doanh Shopee như thế nào?

Mọi người đều biết Shopee hiện nay là một trang web cung cấp dịch vụ thương mại điện tử lớn bậc nhất ở Việt Nam cũng như ở thị trường Đông Nam Á. Có thể thấy rằng:

  • Là nền tảng thương mại điện tử có lượng truy cập website lớn nhất Đông Nam Á với con số là 89 triệu/ tháng
  • Số lượng tài khoản đang hoạt động ở trên Shopee được tổng hợp vào năm 2022 là hơn 160 triệu tài khoản
  • Số lượng tài khoản bán hàng đang hoạt động ở trên sàn thương mai điện tử là khoảng 6 triệu tài khoản. Trong đó có hơn 7.000 thương hiệu và nhà phân phối, nhà bán lẻ trên toàn thế giới
  • Shopee là sàn thương mại điện tử đa quốc gia có mặt tại 7 quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á.
nền tảng mô hình kinh doanh shopee
mô hình kinh doanh của shopee ra sao?

→ Phát triển từ mô hình Customer to Customer (C2C)

Mô hình kinh doanh này hiện nay phát triển ở trên cả 3 nền tảng là C2C, B2C và B2B. Khi mới gia nhập vào Việt Nam thì đang là mô hình C2C – Consumer to Consumer. Cơ ban chỉ là kênh trung gian giúp cá nhân bán hàng này và cá nhân khác có thể mua bán để trao đổi hàng hóa với nhau.

Mô hình C2C đã phát triển rất thành công, bằng chứng chính là Shopee đã tạo nên được mạng lưới bán hàng xuyên quốc gia rộng lớn. Số lượng người tham gia mua và bán trên Shopee khiến cho bất kỳ website thương mại điện tử nào cũng mong có được.

shopee mall
shopee mall

→ Dần lấn sân sang mô hình B2C, B2B

Tuy nhiên thì từ nền tảng của mô hình kinh doanh C2C, Shopee đã mở rộng thêm mô hình kinh doanh B2C – Business to Consumer. Với mô hình này thì Shopee đã trở thành trung tâm kết nối giữa doanh nghiệp với người mua hàng. Thể hiện rõ nhất chính là qua sự phát triển của Shopee Mall.

Mô hình B2B không phải là mô hình hoạt động chính thức được Shopee phát triển. Tuy vậy thì mô hình B2B vẫn đang diễn ra trên Shopee dưới hình thức bán sỉ. Từ Shopee thì các tổ chức, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, nhà phân phối có thể hợp tác để cùng nhau kinh doanh hoặc là tạo ra những sản phẩm có giá trị cạnh tranh nhất.

→ Tạo hệ sinh thái Shopee Pay

Từ 0h ngày 8/6/2021, ứng dụng ví AirPay đã chính thức đổi tên thành ShopeePay, đáp ứng sự kỳ vọng của nhiều người dùng và đồng thời mang đến một loạt tính năng mới đầy hấp dẫn. Sự kiện này không chỉ là một bước phát triển quan trọng của Shopee mà còn là một chặng đường tiến xa trong việc tạo ra trải nghiệm mua sắm chuyên nghiệp hơn cho người dùng.

Từ khi ra đời, ví điện tử AirPay đã trở thành một phần không thể thiếu trong hệ sinh thái Shopee, đem lại một hình thức thanh toán trung gian nhanh chóng và hiệu quả, kết hợp với mức độ bảo mật cao.

Với ví điện tử ShopeePay hiện nay, bạn có thể dễ dàng thực hiện thanh toán cho mọi nhu cầu của mình, bất kể thời gian và địa điểm, luôn được đảm bảo về tính an toàn và bảo mật thông tin cá nhân.

Ưu, nhược điểm chiến lược kinh doanh Shopee

Shopee là một trong những công ty thương mại điện tử lớn nhất tại Đông Nam Á và một số thị trường khác trên toàn thế giới. Dưới đây là một số ưu điểm và nhược điểm mà bạn nên tham khảo qua dưới đây:

→ Ưu điểm chiến lược kinh doanh của Shopee

Cách thức tham gia mô hình kinh doanh của Shopee khá là dễ dàng

Hiện nay Shopee tạo cơ hội kiếm tiền cho hầu hết tất cả mọi người có nguồn hàng. Hơn nữa là Shopee còn cho phép bạn vừa bán vừa mua hàng bằng 1 tài khoản, tạo nên được sự tiện lợi cao cho người dùng. Bởi ưu điểm này mà Shopee đã có số lượng người dùng tăng cao chỉ trong khoảng thời gian ngắn sau khi mà gia nhập vào thị trường.

ưu điểm mô hình kinh doanh shopee
ưu điểm chiến lược kinh doanh của shopee

Danh mục hàng hóa đa dạng và phong phú

Có thể nói rằng, Shopee là sàn thương mại điện tử có lượng hàng hóa đa dạng và phong phú. Ở trên Shopee, bạn có thể dễ dàng mua nhiều đồ dùng khác nhau như đồ điện gia dụng, thiết bị điện tử văn phòng, văn phòng phẩm, sách… Đặc biệt là còn đang hỗ trợ cả những cửa hàng bán đồ tươi sống, rau xanh ở Hà Nội và Hồ Chí Minh.

danh mục hàng hóa đa dạng
danh mục hàng hóa đa dạng

Chiến lược truyền thông mạnh mẽ

Ở trên Shopee khi mọi người mua sắm thường được hưởng rất nhiều ưu đãi từ Flash Sale và nhiều voucher hấp dẫn như là giảm giá, freedhip, hoàn xu…

chiến lược truyền thông mạnh mẽ
chiến lược truyền thông mạnh mẽ

Hơn hết là Shopee sẵn sàng chi số tiền khủng dành cho các đại sứ thương hiệu có tầm ảnh hưởng như là Sơn Tùng MTP, BlackPink, Hương Giang, Bảo Anh…

Triển khai nhiều chính sách hỗ trợ tối ưu dành cho người bán

Về phí dịch vụ khi tham gia mô hình kinh doan Shopee hiện nay có nhiều chiết khấu hợp lý. Thêm vào đó là Shopee còn thường xuyên triển khai quảng cáo và phát triển nhiều chương trình ưu đãi vô cùng hấp dẫn dành cho cả người mua và người bán.

chính sách hỗ trợ dành cho người bán
chính sách hỗ trợ dành cho người bán

→ Nhược điểm của mô hình hoạt động trên Shopee

Bên cạnh những ưu điểm nổi bật thì mô hình kinh doanh Shopee cũng có những nhược điểm sau:

  • Chưa có chính sách kiểm soát về uy tín người tham gia và chất lượng sản phẩm
  • Ứng dụng chưa đáp ứng được nhiều nhu cầu sử dụng của người dùng
  • Vẫn còn tồn tại những quảng cáo không uy tín trên Shopee
  • Kênh bán hàng còn nhiều điểm thiếu sót gây nên sự khó khăn trong kinh doanh

Shopee sẽ phát triển chiến lược kinh doanh như thế nào?

Những chiến lược kinh doanh cụ thể của Shopee trong tương lai có thể phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm sự thay đổi trong thị trường và mục tiêu chiến lược của công ty. Tuy nhiên, dưới đây là một số hướng mà Shopee có thể xem xét để phát triển chiến lược kinh doanh của mình:

→ Phát triển kinh doanh quốc tế hóa

Đây là một chiến dịch phát triển nổi bật và giúp cho Shopee cạnh tranh, giành được nhiều thành tựu đáng để ngưỡng mộ với ngôi vị là một sàn thương mại điện tử đi sau.

phát triển kinh doanh quốc tế hóa
phát triển kinh doanh quốc tế hóa

Với chiến lược này, Shopee đã đầy mạnh tập trung vào phát triển 4 vấn đề cụ thể là: xuất khẩu, tiêu chuẩn hóa, đa nội địa hóa và xuyên quốc gia.

→ Chiến lược USP

Đây là chiến lược khá quen thuộc và dễ thấy trong kinh doanh là USP (Unique Selling Proposition) – Điểm bán hàng độc nhất. Shopee hiểu rõ được rằng là để có thể cạnh tranh được với các sàn thương mại điện tử khác thì cần có sự khác biệt.

chiến lược usp
chiến lược usp (unique selling proposition)

Và chiến lược “rẻ vô địch” là USP của Shopee. Và tất nhiên chiến lược này đã đánh trúng vào tâm lý của khách hàng và đặc biệt là những khách hàng ở Việt Nam. Ở nơi có nền kinh tế đang phát triển, yêu thích cái rẻ là điều đương nhiên.

Không chỉ ở thành phố mà các khu vực ở ngoại ô, nông thôn đều tiếp cận được. Thay vì thu hẹp thị trường mục tiêu thì giờ đây Shopee đã đánh vào toàn bộ thị trường.

→ Chiến lược phát triển B2C từ C2C

Vào năm đầu mô hình kinh doanh Shopee của C2C và hoàn toàn là C2C. Sự thành công vượt mong đợi dựa trên mô hình kinh doanh này đã giúp Shopee có thể thăm dò được thị trường một cách thấu đáo.

chiến lược phát triển b2c
chiến lược phát triển b2c

Mô hình kinh doanh này cũng giúp Shopee mở rộng nên thị phần một cách nhanh chóng và chắc chắn. Tạo nên được mạng lưới giao dịch giữa người mua và người bán khổng lồ. Từ nền móng C2C như vậy, Shopee mới có thể từ từ để phát triển mô hình B2C nhằm nâng cao được vị thế, cạnh tranh trực tiếp với các ông lớn như Lazada.

→ Chiến lược Marketing hiệu quả

Khi nhắc đến mô hình kinh doanh Shopee thì không thể không nhắc đến chiến lược Marketing. Ở những năm đầu tại thị trường Việt Nam thì Shopee phải chi đến 90% ngân sách hoạt động cho các chiến lược Marketing. Như thế này cũng đủ thấy được sự đầu tư của Shopee và tầm quan trọng của marketing trong kinh doanh no lớn đến cỡ nào.

chiến lược marketing hiệu quả
chiến lược marketing hiệu quả

Shopee luôn tập trung vào việc nghiên cứu thị trường đang muốn gia nhập. Sau đó dựa vào những nghiên cứu này để đánh mạnh vào marketing vào họ để tối đa hóa được tiếp cận tệp khách hàng mục tiêu. Và không gây thất vọng, những chiến dịch marketing của Shopee đã gây nên hiệu ứng lan truyền một cách hiệu quả.

☑️ Mời bạn xem thêm nhiều bài viết khác:

Trên đây VietCham đã mang đến cho bạn thông tin về Shopee, và những thông tin liên quan về mô hình kinh doanh Shopee. Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về hình thức kinh doanh & phát triển của một công ty đi đầu trong lĩnh vực thương mại điện tử. Nếu như có câu hỏi hay thắc mắc gì về vấn đề trên hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn. Cám ơn bạn đã đọc bài viết.

VietCham Blog