Vinamilk là cái tên không còn quá xa lạ với nhiều người, hiện tại Vinamilk đã có 14 nhà sản xuất, 3 chi nhánh bán hàng, 2 xí nghiệp kho. Và tại nước ngoài cũng có một văn phòng đại diện ở Thái Lan và một nhà máy sản xuất ở Campuchia. Vậy để phát triển như vậy thì mô hình kinh doanh của Vinamilk áp dụng vào doanh nghiệp như thế nào? Trong bài viết dưới đây VietCham sẽ giúp bạn đọc phân tích rõ về mô hình kinh doanh của Vinamilk.
Đôi nét về công ty Vinamilk
Công ty Vinamilk có tên chính thức là Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam Vinamilk. Công ty được sáng lập bởi ông Trần Bá Lộc và ông Trần Văn Cường vào năm 1976. Đây là một trong những công ty sữa lớn nhất tại Việt Nam và đã phát triển thành một tập đoàn công nghệ thực phẩm đa quốc gia với danh tiếng toàn cầu. Vinamilk chuyên sản xuất và cung cấp một loạt các sản phẩm sữa và thực phẩm có liên quan.

Công ty chuyên sản xuất, kinh doanh các sản phẩm sữa và các chế phẩm từ sữa. Những sản phẩm kinh doanh chính của Vinamilk gồm các loại sữa như sữa tươi, sữa đóng hộp, sữa đặc, sữa chua…Bên cạnh đó còn có các loại thức uống giải khát cùng với chế phẩm từ sữa khác. Ở Việt Nam, trong thời kì đương nhiệm của bà Mai Kiều Liên, Vinamilk chiếm thị phần các sản phẩm về sữa rất lớn, cụ thể chiếm 54,5% thị phần sữa nước, 40,6% thị phần sữa bột và 33,9% thị phần sữa đặc.
Công ty Vinamilk có kim chỉ nam là luôn đề cao chữ tín trong làm ăn, cung cấp những sản phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, đáp ứng được những tiêu chí quốc tế và điểm đặc biệt là phù hợp với túi tiền của người dùng.
Phân tích mô hình kinh doanh của Vinamilk theo mô hình SWOT
Mô hình SWOT được nhiều doanh nghiệp áp dụng để quản lý và phân tích các yếu tố quan trọng của doanh nghiệp. Và từ đó có thể đưa ra được chiến lược kinh doanh một cách hiệu quả nhất. Dưới đây Vietcham sẽ phân tích chi tiết:
1. Strengths (Điểm mạnh) của Vinamilk

Điểm nổi bật của doanh nghiệp Vinamilk này là:
- Về thương hiệu: Từ khi thành lập đến thời điểm hiện tại Vinamilk luôn giữ vững thương hiệu quen thuộc trong lòng người tiêu dùng Việt Nam. Vinamilk gần như đã thống lĩnh thị trường sữa với những sản phẩm chất lượng, đặc biệt là không ngừng đổi mới, quảng cáo, tiếp thị được đầu tư đúng.
- Chiến lược Marketing hiệu quả: Vinamilk có mạng lưới phân phối rộng lớn. Bên cạnh đó thì các chiến lược quảng cáo cũng được tiến hành ở đa kênh, độ phủ rộng khắp toàn nước, giúp nâng cao được độ nhận diện thương hiệu và sản phẩm.
2. Weaknesses (Điểm yếu) của Vinamilk

Một số điểm yếu của Vinamilk được kể đến như sau:
- Nguồn nguyên liệu chưa tự chủ: Nguyên liệu, phụ liệu của Vinamilk phần lớn đến từ nguồn nhập khẩu.
- Thị phần sữa bột còn thấp: Mảng sữa bột của Vinamilk khá thất thế không giống với sữa nước. Nguyên nhân khách quan ở đây là do người tiêu dùng Việt có xu hướng lựa chọn sữa bột nhập khẩu hơn sữa bột trong nước.
3. Opportunities (Cơ hội) của Vinamilk

Vinamilk có nhiều lợi thế để có thể phát triển thương hiệu cũng như là tăng doanh số bán hàng, cụ thể như sau:
- Thị trường rộng lớn: Hầu hết người dân Việt Nam đều có nhu cầu sử dụng sữa và các chế phẩm từ sữa. Vậy nên có một nguồn khách hàng tiềm năng vô cùng lớn mà Vinamilk có thể tận dụng được.
- Nhu cầu ngày càng tăng cao: Đời sống kinh tế ngày càng phát triển, nhu cầu sử dụng sữa và các sản phẩm từ sữa ngày càng tăng cao. Sữa không chỉ giúp bổ sung dinh dưỡng mà còn là nguyên liệu cho nấu ăn và phục vụ nhu cầu làm đẹp.
4. Threats (Thách thức) của Vinamilk

Một số thách thức mà Vinamilk cần phải đối mặt:
- Mức độ cạnh tranh cao: Với thị trường sữa có rất nhiều đối thủ cạnh tranh. Và mỗi năm cũng có không ít cáu tên gia nhập vào thị trường, bởi vậy đây là một thách thức lớn mà Vinamilk cần phải đối mặt.
- Nguồn nguyên liệu: Vinamilk hiện nay vẫn phụ thuộc vào việc nhập khẩu. Việc này khiến cho Vinamilk tuy là đã sở hữu trang trại bò chuẩn quốc tế nhưng vẫn có nguồn cung nguyên liệu không được ổn định.
- Nhiều hãng sữa ngoại: Với những chính sách mở cửa hiện nay thì các loại sữa ngoại được nhập khẩu ngày càng nhiều vào Việt Nam. Và quan trọng hơn hết là khách hàng Việt Nam đang có xu hướng lựa chọn sữa ngoại nhiều hơn.
Chiến lược kinh doanh của công ty sữa Vinamilk

Vinamilk luôn có chiến lược kinh doanh rõ ràng:
- Mở rộng quy mô sản xuất: Vinamilk đã đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất hiện đại và mở rộng quy mô sản xuất để có thể đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của thị trường. Việc này giúp công ty tăng khả năng cung cấp sản phẩm và mở rộng thị phần.
- Nâng cao chất lượng sản phẩm: Vinamilk chú trọng vào việc nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo được an toàn vệ sinh thực phẩm và tuân thủ các tiêu chuẩn chất lượng. Việc này sẽ giúp tạo lòng tin và niềm tin của khách hàng đối với sản phẩm công ty.
- Đa dạng hóa sản phẩm và mở rộng thị trường: Vinamilk không chỉ tập trung vào sữa mà còn mở rộng được dòng sản phẩm chức năng và khai thác cả thị trường quốc tế. Việc đa dạng hóa sản phẩm sẽ giúp tăng lợi thế cạnh tranh và thu hút được nhiều khách hàng.
VietCham – Thành lập doanh nghiệp tại Singapore uy tín.
Qúy doanh nghiệp nhận được các hỗ trợ tốt nhất:
- Hoàn tất 100% thủ tục online khi thành lập công ty tại Singapore
- Kinh nghiệm trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề.
- Hỗ trợ nhanh chóng, xuyên suốt.
- Đảm bảo pháp lý, tuân thủ pháp luật.
- Tư vấn tối ưu lợi nhuận sau thuế.
- Chi phí thành lập công ty tại Singapore linh hoạt, đảm bảo quý khách hài lòng
☑️ Mời bạn xem thêm nhiều bài viết khác:
- 🔸 Mô Hình Kinh Doanh Của Momo: Siêu ứng dụng thanh toán
- 🔸 Mô Hình Kinh Doanh Droppii: Sự mới mẻ cho doanh nghiệp
- 🔸 Mô Hình Kinh Doanh Của Amazon: Đẳng cấp doanh nghiệp thế giới
Vinamilk đã phát triển mô hình kinh doanh thành công bằng việc là tập trung vào sản phẩm chất lượng, mở rộng thị trường và quản lý hiệu quả. Công ty Vinamilk luôn xác định được tầm nhìn chiến lược dài hạn định hướng cho những hoạt động sản xuất kinh doanh. Và mô hình kinh doanh của Vinamilk luôn được nhiều đối tượng nghiên cứu và phân tích. Hy vọng thông qua bài viết này bạn đọc sẽ có thêm nhiều kiến thức. Và hãy nhớ ghé thăm website để cập nhật thường xuyên nhé!
Leave a Reply