Tổng hợp mẫu đơn xin nghỉ việc

Mỗi người lao động sẽ có vô vàn lý do để xin nghỉ việc tại nơi mà mình làm việc, lao động và công tác. Sẽ có những lý do khác nhau những một khi đã quyết định nghỉ việc thì điều bạn cần làm là viết đơn xin nghỉ việc. Dưới đây Vietcham sẽ giới thiệu đến bạn một số mẫu đơn xin nghỉ việc phổ biến và các lưu ý khi viết đơn xin nghỉ việc phù hợp với quy định của pháp luật.

Đơn xin nghỉ việc là gì?

Đơn xin nghỉ việc được hiểu là việc thông báo người lao động gửi tới người sử dụng lao động muốn chấm dứt mối quan hệ lao động với người sử dụng. Đơn xin nghỉ chính là bước đầu tiên trong quá trình chấm dứt hợp đồng lao động và là căn cứ để hoàn tất thủ tục nghỉ việc theo đúng quy định của pháp luật.

Đơn xin nghỉ việc là gì
Đơn xin nghỉ việc là gì?

Lưu ý khi viết đơn xin nghỉ việc

Những lưu ý khi viết đơn xin nghỉ việc:

  • Quốc hiệu và tiêu ngữ
  • Kính gửi: Là người có thẩm quyền quyết định cho bạn thôi việc
  • Thông tin cá nhân người lao động xin nghỉ việc
  • Bày tỏ sự biết ơn với công ty và gửi lời chúc đến công ty
  • Cam đoan chấp hành nghiêm túc công việc trong thời gian chờ đợi chấp thuận từ người có thẩm quyền
  • Bàn giao đầy đủ công việc theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng lao và theo sự chỉ đạo của Giám đốc

Lưu ý khi viết đơn xin nghỉ việc

Mặc dù bạn sẽ nghỉ việc vào thời gian tới nhưng bạn cần thể hiện được tinh thần trách nhiệm, tiếp tục thực hiện công việc theo sự phân công và cố gắng hoàn tất công việc một cách tốt nhất để không ảnh hưởng đến sự ổn định cũng như là hiệu quả hoạt động của công ty.

Một số lưu ý khi xin nghỉ việc đúng theo quy định của pháp luật

Viết đơn xin nghỉ việc là dễ nhưng bạn cần hiểu rõ và viết đúng theo quy định của pháp luật.

→ Tuân thủ thời gian báo trước

Theo quy định Điều 35 Bộ luật lao động năm 2019 thì người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, song cần phải đảm bảo về thời hạn báo trước. Cụ thể như sau:

Với công việc thông thường thì:

  • Hợp đồng lao động không xác định thời hạn ít nhất là 45 ngày
  • Hợp đồng lao động có thời hạn từ 12 đến 36 tháng thì cần ít nhất là 30 ngày
  • Hợp đồng lao động có thời hạn dưới 12 tháng cần ít nhất 03 ngày làm việc.
Tuân thủ thời gian báo trước nghỉ việc
Tuân thủ vào thời gian báo trước cho người sử dụng lao động

Với công việc đặc thù:

  • Thành viên tổ lái tàu bay, nhân viên bảo dưỡng tàu bay, người quản lý doanh nghiệp… có thể xem chi tiết tại khoản 1 Điều 7 Nghị định 145/2020/NĐ – CP. Cụ thể như sau:
  • Hợp đồng lao động không xác định thời hạn và có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên cần ít nhất 120 ngày
  • Hợp đồng lao động có thời hạn dưới 12 tháng cần ít nhất bằng ¼ thời hạn của hợp đồng lao động. Ví dụ như hợp đồng lao động là 10 tháng thì cần báo trước ít nhất là 2,5 tháng.

→ Khi nghỉ việc trái pháp luật sẽ chịu rủi ro gì?

Nếu như trường hợp bạn nghỉ việc mà không báo trước đúng thời hạn theo quy định của pháp luật thì bạn sẽ bị xem là đơn phương chấm dứt hợp động lao động trái pháp luật. Và theo quy định của Bộ luật lao động năm 2019 bạn sẽ không được nhận trợ cấp thôi việc.

Rủi ro khi nghỉ việc trái pháp luật

Bên cạnh đó bạn phải hoàn trả kinh phí đào tạo (nếu có) và còn phải bồi thường cho doanh nghiệp nửa tháng tiền lương và khoản tiền tương ứng với tiền lương trong ngày không báo trước.

→ Trách nhiệm bàn giao công việc và tài sản công ty

Việc bàn giao công việc không quy định bắt buộc người lao động phải bàn giao công việc. Nhưng thực tế thì sẽ thường được thỏa thuận trong hợp đồng lao động. Và dù ở trong hợp đồng lao động hay là nội quy lao động không quy định thì để đảm bảo không làm gián đoạn hoạt động của công ty nói chung, bộ phận bạn đang làm việc nói riêng thì bạn nên hoàn thành việc bàn giao mà mình đang phụ trách cho đồng nghiệp. Việc này sẽ thể hiện được sự chuyên nghiệp của bản thân và giữ được thiện cảm tốt đối với ban lãnh đạo.

Bàn giao công việc và tài sản công ty
Bàn giao công việc và tài sản công ty

Trường hợp nào người lao động nghỉ việc không cần báo trước?

Trường hợp người lao động được phép nghỉ ngay mà không cần báo trước là:

  • Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận, trừ trường hợp theo quy định pháp luật người sử dụng lao động được phép chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động. Xem thêm tại Điều 29 Bộ luật lao động năm 2019
  • Không được trả đủ lương hoặc là trả không đúng hạn
  • Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập, có những lời nói, hành vi nhục mạ làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm và danh dự
  • Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc
  • Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc vì có xác nhận của bệnh viện nếu tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu đến thai nhi
  • Đủ tuổi nghỉ hưu, trừ trường hợp có thỏa thuận khác
  • Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực làm ảnh hưởng đến hợp đồng lao động
Trường hợp nghỉ việc không cần báo trước
Những trường hợp người lao động nghỉ việc không cần báo trước

Một số mẫu đơn xin nghỉ việc chi tiết

Dưới đây là các mẫu đơn xin nghỉ việc chi tiết nhất:

→ Mẫu số 01

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐƠN XIN NGHỈ VIỆC (1)

Kính gửi: – Ban Giám đốc Công ty (2)………………

– Trưởng phòng Nhân sự (3)………………

– Trưởng phòng (4).………………………

Tôi tên là: …………………………………………………………………………….

Ngày tháng năm sinh: ………………………………………………

Chức vụ (5): ………………………. Bộ phận (6): ……………………………….

Tôi làm đơn này với nội dung:

Tôi xin phép được thôi việc tại Quý Công ty kể từ ngày (7)….tháng…. năm… với lý do(8): ……………………………

Tôi rất hài lòng và lấy làm vinh dự lớn được làm việc tại đây trong thời gian qua. Hơn (9)…. năm làm việc, Quý Công ty đã hết sức tạo điều kiện giúp đỡ, cũng như cho tôi có được may mắn làm việc với những đồng nghiệp chân thành, dễ mến trong một môi trường làm việc năng động, thoải mái.

Những ngày tháng làm việc tại Quý Công ty đã giúp tôi có nhiều kinh nghiệm (10)…………………………………………

Tôi xin chân thành cảm ơn Quý Công ty đã tin tưởng tôi trong suốt thời gian qua và kính chúc cho Công ty phát triển bền vững và đạt được nhiều thành công hơn mong muốn.

Rất mong Ban Giám đốc công ty xem xét và chấp thuận cho tôi được phép thôi việc.

Trong khi chờ đợi sự chấp thuận của Ban Giám đốc, tôi sẽ tiếp tục làm việc nghiêm túc và tiến hành bàn giao công việc, các tài sản, dụng cụ cho ông/bà (11): …………………………………..

Bộ phận (12): ……………………………………………………………………………….

Các công việc được bàn giao (13): ……………………………………

Tôi cam đoan sẽ bàn giao toàn bộ cho người có liên quan trước khi nghỉ việc.

Xin trân trọng cảm ơn!

……, ngày …… tháng …… năm……

Người làm đơn

(Ký, ghi rõ họ tên)

→ Mẫu số 02

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐƠN XIN NGHỈ VIỆC

Kính gửi:

– …………………………………

– …………………………………

Họ và tên: ………………………… Chức vụ: ………………………………….

Đơn vị: ……………………………………………………………

Thời gian đã làm việc tại công ty…………………………………

Thời hạn hợp đồng lao động hiện tại………………………………

Giải trình lý do muốn chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn………………

Bắt đầu chấm dứt hợp đồng lao động từ ngày……………………………

Ý kiến của người quản lý trực tiếp………………………………………

Ý kiến của Phòng nhân sự………………………………………………

Ý kiến của Giám đốc điều hành…………………………………………

……, ngày …… tháng …… năm……

Người làm đơn

(Ký, ghi rõ họ tên)

→ Mẫu số 03

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐƠN XIN NGHỈ VIỆC

Kính gửi: Ban Giám đốc công ty ………………………………………

Tôi tên là: ……………………………………………………………………………………

Hiện đang công tác tại………………………………………………….

Tôi làm đơn này, đề nghị Ban Gián đốc cho tôi xin nghỉ việc vì lý do: ……………………………………………………………………….…

Trong thời gian chờ đợi sự chấp thuận của Ban Giám đốc Công ty, tôi sẽ tiếp tục làm việc nghiêm túc và tiến hành bàn giao công việc cũng như tài sản cho người quản lý trực tiếp của tôi là ông/bà………………………………………

Tôi xin chân thành cảm ơn!

……, ngày …… tháng …… năm……

Người làm đơn

(Ký, ghi rõ họ tên)

→ Mẫu số 04

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐƠN XIN THÔI VIỆC

Kính gửi: – ……………………………………

– ……………………………………

Tên tôi là: ………………………………………………………………

Bộ phận: …………………………………………………………………

Nay tôi trình đơn này kính xin Ban Giám đốc Công ty chấp thuận cho tôi được thôi việc kể từ ngày…………………………………………………………

Lý do xin thôi việc: ……………………………………………………

Tôi thực hiện việc báo trước là………… ngày, kể từ ngày làm đơn.

Tôi sẽ tiến hành bàn giao công việc cho………………………………

Tôi rất hài lòng vì thời gian được làm việc cho công ty. Cảm ơn Ban Giám đốc Công ty đã hỗ trợ và giúp đỡ.

Kính đề nghị Ban Giám đốc xem xét và giải quyết.

……, ngày …… tháng …… năm……

Người làm đơn

(Ký, ghi rõ họ tên)

→ Mẫu số 05

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐƠN XIN THÔI VIỆC

Kính gửi: – ………………………………

– ………………………………

Tên tôi là……………………………………………………..

Bộ phận: ………………………………………………………

Nay tôi trình đơn này kính xin Ban Giám đốc Công ty chấp thuận cho tôi được thôi việc kể từ ngày……………………………………………

Lý do xin thôi việc…………………………………………

Tôi thực hiện việc báo trước là………… ngày, kể từ ngày làm đơn.

Tôi sẽ tiến hành bàn giao công việc cho………………………….

Tôi rất hài lòng vì thời gian được làm việc cho công ty. Cảm ơn Ban Giám đốc Công ty đã hỗ trợ và giúp đỡ.

Kính đề nghị Ban Giám đốc xem xét và giải quyết.

……, ngày …… tháng …… năm……

Người làm đơn

(Ký, ghi rõ họ tên)

Tải trọn file mẫu đơn xin nghỉ việc: https://drive.google.com/drive/folders/1pm6yS3DxuztKyT4K-Dxl6U2mzaye8YKl

Một số câu hỏi khi viết đơn xin nghỉ việc

Có một số câu hỏi khi viết đơn xin nghỉ việc mà nhiều bạn đọc thắc mắc, Vietcham sẽ giúp bạn giải đáp ngay dưới đây:

1. Có bắt buộc phải viết đơn xin nghỉ việc không?

Theo như quy định tại Điều 35 Bộ luật Lao động năm 2019, người lao động hoàn toàn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước khi kết thúc hợp đồng.

viết đơn xin nghỉ việc có bắt buộc không

Hiện nay pháp luật không quy định cụ thể về hình thức báo trước nên người lao động có thể thông báo đến người sử dụng lao động bằng lời, viết đơn, gửi email…Theo đó thì không bắt buộc người lao động trước khi nghỉ việc phải viết đơn xin nghỉ.

Nhưng để chứng minh là đã báo trước đúng quy định, đồng thời thể hiện được sự chuyên nghiệp thì người lao động nên viết đơn xin nghỉ hoặc viết email cho người sử dụng lao động.

2. Nghỉ việc trong thời gian thử việc có cần viết đơn không?

Áp dụng theo Điều 25 Bộ luật Lao động năm 2019, thời gian thử việc sẽ do 2 bên thỏa thuận nhưng chỉ được thử việc một lần đối với công việc.

Nếu như thử việc không thấy phù hợp thì người lao động hoàn toàn có thể xin nghỉ việc. Tại Điều 27 Bộ luật Lao động năm 2019 có nêu: “ 2. Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động đã giao kết mà không cần báo trước và không phải bồi thường.”

Nghỉ việc trong thời gian thử việc có cần viết đơn không

Vậy nên việc viết đơn xin nghỉ việc trong thời gian thử việc là không bắt buộc. Tuy nhiên trước khi nghỉ việc thì người lao động nên thông báo cho người quản lý trực tiếp để thể hiện sự tôn trọng của người lao động với công ty, cũng như là để công ty có thể đưa ra chính sách về nhân sự phù hợp khi bạn quyết định nghỉ việc.

3. Viết đơn xin nghỉ việc nhưng công ty không duyệt thì phải làm sao?

Theo như Điều 35 Bộ luật Lao động, người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước hạn mà không cần người sử dụng lao động đồng ý.

Tuy nhiên thì người lao động cần phải đảm bảo đã thực hiện các thủ tục và báo trước cho người sử dụng lao động biết.

Trường hợp viết đơn xin nghỉ việc nhưng công ty không duyệt
Trường hợp viết đơn xin nghỉ việc nhưng công ty không duyệt

Trường hợp nếu đã thực hiện đúng quy định mà vẫn bị người sử dụng làm khó bằng việc giữ giấy tờ hoặc là không chốt sổ bảo hiểm xã hội thì người lao động có thể tố cáo những sai phạm của doanh nghiệp đến Chánh thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.

4. Nghỉ việc không viết đơn xin nghỉ có được chốt sổ BHXH?

Tại điểm a khoản 3 Điều 48 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định rõ trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng như sau:

3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm sau đây:

a) Hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu người sử dụng lao động đã giữ của người lao động;

Vấn đề chốt bảo hiểm xã hội

Theo đó thì khi hợp đồng lao động chấm dứt, người sử dụng lao động bắt buộc phải thực hiện thủ tục chốt sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động, dù việc chấm dứt hợp động lao động đúng luật hay là không.

Vậy nên cả khi viết đơn xin nghỉ việc, người lao động vẫn sẽ được chốt sổ BHXH và xác nhận thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp.

👉👉👉 TẢI MẪU ĐƠN TẠI ĐÂY

☑️ Mời bạn xem thêm nhiều bài viết khác:

Trên đây Vietcham đã mang đến cho quý bạn đọc về các mẫu đơn xin nghỉ việc chuyên nghiệp và những quy định liên quan giúp người lao động được thuận lợi khi chấm dứt hợp đồng lao động. Nếu còn vấn đề gì vướng mắc hãy liên hệ với Vietcham để được tư vấn.

Vietcham Blog

Leave a Reply