thủ tục thành lập công ty xây dựng (chuẩn 2022)

Thủ tục thành lập công ty xây dựng (Chuẩn 2022)

Với xã hội ngày càng phát triển, thì xây dựng là một phần không thể thiếu. Từ các công trình dân dân dụng đều cần đến yếu tố xây dựng để có thể phát triển. Xây dựng là lĩnh vực bao gồm tất cả những hoạt động liên quan đến kỹ thuật thiết kế và thi công hạ tầng. Vậy để có thể thành lập công ty xây dựng cần thủ tục như thế nào. Hãy cùng Vietcham tìm hiểu ngay bài viết dưới đây.

thành lập công ty xây dựng

Thủ tục thành lập công ty xây dựng

Dưới đây là thủ tục để thành lập công ty xây dựng:

B1: Chuẩn bị hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận Doanh nghiệp

Những thông tin cần thiết để soạn thảo hồ sơ thành lập bao gồm:

  • Tên doanh nghiệp: Là tên Tiếng Việt của doanh nghiệp bao gồm loại hình doanh nghiệp và tên riêng.
  • Địa chỉ trụ sở doanh nghiệp: Lưu ý trụ sở doanh nghiệp không được là nhà chung cư hay nhà tập thể.
  • Thành viên góp vốn, cổ đông sáng lập: Doanh nghiệp cần nêu rõ tỷ lệ góp vốn kèm theo giấy tờ chứng thực cá nhân: chứng minh nhân dân, căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn hiệu lực;
  • Người đại diện theo pháp luật: Công ty TNHH và công ty cổ phần có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật. Lưu ý doanh nghiệp phải đảm bảo rằng luôn có ít nhất là một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam.
  • Ngành nghề đăng ký kinh doanh: Phần này doanh nghiệp có thể tra cứu và tham khảo chọn ngành nghề kinh doanh tại Quyết định số 27/2018/QĐ – Ttg quy định về hệ thống ngành kinh tế ở Việt Nam.

giấy chứng nhận doanh nghiệp

Một số ngành doanh nghiệp có thể tham khảo khi thành lập công ty xây dựng:

STT Tên ngành nghề Mã ngành
1 Xây dựng nhà để ở 4101
2 Xây dựng nhà không để ở 4102
3 Xây dựng công trình đường sắt 4211
4 Xây dựng công trình đường bộ 4212
5 Xây dựng công trình điện 4221
6 Xây dựng công trình cấp, thoát nước 4222
7 Xây dựng công trình viễn thông, thông tin liên lạc 4223
8 Xây dựng công trình công ích khác 4229
9 Xây dựng công trình thuỷ 4291
10 Xây dựng công trình khai khoáng 4292
11 Xây dựng công trình chế biến, chế tạo 4293
12 Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác 4299
13 Phá dỡ 4311
14 Chuẩn bị mặt bằng 4312
15 Lắp đặt hệ thống điện 4321
16 Lắp đặt hệ thống cấp, thoát nước, hệ thống sưởi và điều hoà không khí 4322
17 Lắp đặt hệ thống xây dựng khác 4329
18 Hoàn thiện công trình xây dựng 4330
19 Hoạt động xây dựng chuyên dụng khác 4390
20 Hoạt động thiết kế chuyên dụng
Chi tiết: Hoạt động trang trí nội, ngoại thất
7410
21 Bán lẻ đồ ngũ kim, sơn, kính và thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng trong các cửa hàng chuyên doanh 4752
22 Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng 4663

B2: Nộp hồ sơ lên sở kế hoạch đầu tư

Hồ sơ thực hiện thành lập công ty xây dựng bao gồm:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
  • Điều lệ công ty;
  • Danh sách thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; danh sách cổ đông sáng lập và danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần
  • Bản sao các giấy tờ;
  • Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện pháp luật của doanh nghiệp;

hồ sơ thành lập công ty

  • Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ sở hữu công ty, thành viên công ty, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với chủ sở hữu công ty, thành viên, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức;
  • Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo uỷ quyền của thành viên, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo uỷ quyền.
  • Các giấy tờ cần thiết khác (nếu có);
  • Giấy uỷ quyền

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ sẽ thực hiện hiện thủ tục thành lập công ty tại Phòng đăng ký kinh doanh cho đến khi đăng ký kinh doanh.

nộp hồ sơ lên sở kế hoạch đầu tư

B3: Đóng dấu doanh nghiệp

Trong vòng 1 ngày kể từ ngày công ty có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì sẽ có dấu pháp nhân cho doanh nghiệp.

đóng dấu doanh nghiệp

Hiện nay, Luật không quy định về thủ tục thông báo mẫu con dấu của doanh nghiệp. Con dấu sẽ do doanh nghiệp tự khắc và tự chịu trách nhiệm với con dấu đó.

Giải đáp thắc mắc thành lập công ty xây dựng

Khi thành lập công ty xây dựng có khá nhiều câu hỏi được đặt ra như sau:

→ Cần làm gì sau khi thành lập công ty xây dựng?

Sau khi thành lập công ty xây dựng thì cần làm những việc sau:

  • Treo biển tại trụ sở công ty;
  • Mở tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp và thông báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Đăng ký chữ ký số điện tử thực hiện nộp thuế điện tử;
  • Kê khai và nộp thuế môn bài;
  • Góp vốn đầy đủ đúng hạn trong thời gian 90 ngày kể từ ngày cấp đăng ký kinh doanh;
  • Xin cấp hoặc chuẩn bị chứng chỉ hoạt động trước khi ký hợp đồng và xuất hoá đơn với các mã ngành có điều kiện.

những việc cần làm sau khi thành lập công ty

→ Lập công ty xây dựng có cần vốn điều lệ cao không?

Pháp luật hiện hành không quy định mức vốn pháp định đối với những ngành nghề trong lĩnh vực xây dựng. Nhưng tuy nhiên, xây dựng là ngành nghề cần đến nguồn vốn khá lớn để đảm bảo cho các hoạt động.

vốn điều lệ công ty

Vì vậy doanh nghiệp cần lựa chọn mức vốn phù hợp, tránh trường hợp đăng ký quá thấp sẽ dẫn đến việc không đáp ứng được nhu cầu hoạt động của doanh nghiệp và cũng như tính cạnh tranh khi tìm kiếm hợp đồng xây dựng. Nếu mức vốn quá cao sẽ gây lãng phí nguồn vốn và khi giảm vốn điều lệ cũng khá là khó khăn.

→ Mở công ty xây dựng có chứng chỉ hành nghề không?

Với những nhóm ngành xây dựng dân dụng, công nghiệp thông thường thì sẽ không có hạn chế về vốn hay bằng cấp, kinh nghiệm gì. Tuy nếu công ty muốn kinh doanh mã ngành thiết kế, khảo sát, giảm sát… thì sau khi thành lập công ty muốn hoạt động thì cần phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện về giấy phép hành nghề theo đúng quy định của luật xây dựng và văn bản hướng dẫn.

chứng chỉ hành nghề công ty xây dựng

Ngành nghề nào nên đăng ký công ty xây dựng?

Những ngành nghề nên đăng ký công ty xây dựng:

→ Mã ngành xây dựng

Mã ngành xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng

  • 4211 – 42110: Xây dựng công trình đường sắt
  • 4212 – 42120: Xây dựng công trình đường bộ
  • 4221 – 42210: Xây dựng công trình điện
  • 4222 – 42220: Xây dựng công trình cấp, thoát nước
  • 4223 – 42230: Xây dựng công trình viễn thông, thông tin liên lạc
  • 4229 – 42290: Xây dựng công trình công ích khác
  • 4291 – 42910: Xây dựng công trình thuỷ
  • 4292 – 42920: Xây dựng công trình khai khoáng
  • 4293 – 42930: Xây dựng công trình chế biến, chế tạo
  • 4299 – 42990: Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác

mã ngành xây dựng

Mã ngành hoạt động xây dựng chuyên dụng

  • 4311 – 43110: Phá dỡ
  • 4312 – 43120: Chuẩn bị mặt bằng
  • 4321 – 43210: Lắp đặt hệ thống điện
  • 4322: Lắp đặt hệ thống cấp, thoát nước, hệ thống sưởi và điều hoà không khí
  • 4329 – 43290: Lắp đặt hệ thống xây dựng khác
  • 433 – 4330 – 43300: Hoàn thiện công trình xây dựng
  • 439 – 4390- 43900: Hoạt động xây dựng chuyên dụng khác

→ Mẫu giấy phép thành lập công ty

Dưới đây là mẫu giấy phép thành lập công ty xây dựng:

giấy phép thành lập công ty

giấy phép thành lập công ty doanh nghiệp

☑️ Mời bạn xem thêm nhiều bài viết khác:

Trên đây là thông tin về thủ tục thành lập công ty xây dựng và giải đáp những thắc mắc về việc thành lập công ty xây dựng mà Vietcham đem đến. Hy vọng với những thông tin trên bạn đọc sẽ hiểu được và nắm rõ kiến thức về việc thành lập công ty xây dựng.

Vietcham Blog

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *