Trước đây việc đăng ký tạm trú khá là phức tạp và mất thời gian. Nhưng hiện nay để có thể tiết kiệm được thời gian thì người dân có thể đăng ký tạm trú online tại Cổng Dịch vụ công quản lý cư trú hoặc Cổng Dịch vụ công quốc gia. Vậy cách đăng ký tạm trú online như thế nào xem ngay ở bài viết dưới đây.
Thủ tục để đăng ký tạm trú online
Thủ tục để đăng ký tạm trú online sẽ thực hiện theo những bước sau:
Bước 1: Đăng nhập Cổng Dịch vụ công quản lý cư trú tại địa chỉ: https://dichvucong.dancuquocgia.gov.vn/
Tại trang này, bạn cần chọn “Tạm trú” để tiến hàng thực hiện thủ tục.
Hệ thống sẽ yêu cầu đăng nhập bằng tài khoản Cổng Dịch vụ công quốc gia để tiếp tục thực hiện.
Trường hợp chưa có tài khoản thì bạn cần chọn Đăng ký phía dưới để tạo tài khoản. Nên chọn đăng ký bằng thuê bao di động bởi đây là cách đăng ký đơn giản nhất.
Hoặc cũng có thể truy cập từ Cổng dịch vụ công Quốc gia để đăng nhập hoặc chọn Nộp trực tiếp để chuyển sang Cổng Dịch vụ công quản lý cư trú.
Bước 2: Khai báo thông tin đầy đủ trên trang Khai báo tạm trú
Những thông tin có dấu (*) là những thông tin bắt buộc cần phải nhập.
- Tỉnh/thành phố; Quận/huyện; Phường/xã: Tại đây là phần khai báo nơi công dân sẽ dự định đăng ký tạm trú. Khi đã chọn được đầy đủ 3 mục này thì phần Cơ quan thực hiện sẽ điền tự động;
- Mục thủ tục: Sẽ chọn thủ tục hành chính bạn yêu cầu thực hiện. Nếu như đăng ký tạm trú thì chọn mục “Đăng ký tạm trú”. Trường hợp nếu đăng ký lập hộ mới thì tích chọn vào mục này còn nếu đăng ký hộ khác thì sẽ không chọn. Sau đấy sẽ chọn các trường hợp như: Nhân khẩu từ ngoài tỉnh đến; Nhân khẩu từ ngoài xã hội trong huyện đến; Hộ từ ngoài tỉnh đến…
- Mục “Tạm trú từ ngày” và “Tạm trú đến ngày” sẽ điền thời gian dự định đăng ký tạm trú;
- Mục “Người khai báo là người thay đổi”: Nếu như chọn mục này thì những thông tin của tài khoản sẽ tự động nhập và thông tin của người thay đổi. Nếu như chưa có thông tin thì hệ thống không cho phép chọn và sẽ thông báo là “… đề nghị công dân đến cơ quan đăng ký quản lý cư trú để thực hiện cập nhật bổ sung thông tin.
- Mục “Họ tên; Ngày, tháng, năm sinh; Giới tính; Số định danh cá nhân (CCCD/CMND); Nơi thường trú; Nơi ở hiện tại”. Phần này khai báo thông tin của người đăng ký tạm trú.
- “Họ tên chủ hộ; Quan hệ với chủ hộ; Số ĐDCN (CCCD)/ CMND chủ hộ: Ghi tên và thông tin người đứng tên chủ hộ trên đăng ký tạm trú, mối quan hệ người đăng ký với chủ hộ;
- Về ‘Nội dung đề nghị”: Hệ thống sẽ tự động nhảy từ lựa chọn ở mực “Thủ tục” và “Trường hợp phía trên”. Mục này người yêu cầu có thể thay đổi được.
- Mục “Nơi đề nghị đăng ký tạm trú”: Tại đây người đề nghị điền địa chỉ đăng ký tạm trú. Thông tin về tỉnh/ thành phố; Quận/huyện; Phường /xã sẽ được nhập tự động dựa vào thông tin đã khai báo ở phía trên.
- Mục “Hồ sơ đính kèm”: Hồ sơ đăng ký tạm trú gồm: Tờ khai thay đổi thông tin cư trú và Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp. Có thể sử dụng giấy tờ bản gốc, bản sao hoặc bản chứng thực để tải lên bằng cách nhấn nút “Chọn tệp”.
- Trường hợp cần tải thêm giấy tờ khác thì chọn mục “Thêm mới”. Ví dụ như nếu đăng ký theo danh sách cần tải lên văn bản đề nghị đăng ký tạm trú trong đó có ghi rõ thông tin về chỗ ở hợp pháp kèm theo danh sách người tạm trú. Danh sách này bao gồm những thông tin cơ bản sau: họ, chữ đệm và tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; số định danh cá nhân và thời hạn tạm trú.
- “Thông tin nhận kết quả giải quyết”: Sẽ chọn 1 trong 3 hình thức sau: Trực tiếp, email, cổng thông tin.
Và cuối cùng sẽ chọn vào “Tôi xin chịu trách nhiệm về lời khai trên” và nhấn “Lưu và gửi hồ sơ”.
Bước 3: Nhận kết quả giải quyết
Khi đã gửi hồ sơ đi, người dân sẽ đợi thông tin giải quyết thủ tục hành chính của cán bộ có trách nhiệm giải quyết trong vòng 3 ngày làm việc.
Trường hợp nếu yêu cầu đến trực tiếp để xuất trình giấy tờ bản chính thì người dân cần chấp hành để được đăng ký tạm trú.
Cần giấy tờ gì để đăng ký tạm trú?
Để có thể đăng ký tạm trú thì cá nhân cần có những giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp. Khi mà đăng ký online thì cần đăng tải giấy tờ lên để bộ phận tiếp nhận kiểm tra.
Những giấy tờ cụ thể được quy định tại Nghị định 62/2021/NĐ – CP.
- Giấy tờ, tài liệu chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà hoặc tài sản gắn liền với đất do cơ quan có thẩm quyền cấp (trong đó có thông tin về nhà ở);
- Giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng (đối với trường hợp công trình phải cấp giấy phép xây dựng và đã xây dựng xong);
- Hợp đồng mua bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước hoặc giấy tờ về hoá giá thanh lý nhà ở thuộc sở hữu nhà nước;
- Hợp đồng mua nhà ở hoặc giấy tờ chứng minh việc đã bàn giao nhà ở, đã nhận nhà ở của doanh nghiệp có chức năng kinh doanh nhà ở đầu tư xây dựng để bán;
- Giấy tờ về mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế, nhận góp vốn, nhận đổi nhà ở phù hợp với quy định của pháp luật về đất đai và nhà ở;
- Giấy tờ về giao tặng nhà tình nghĩa, nhà tình thương, nhà đại đoàn kết, cấp nhà ở, đất ở cho cá nhân, hộ gia đình;
- Giấy tờ của Toà án hoặc cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền giải quyết cho được sở hữu nhà ở đã có hiệu lực pháp luật;
- Giấy tờ có xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc Uỷ ban nhân dân cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã về nhà ở, đất ở không có tranh chấp quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở nếu không có một trong các giấy tờ nêu trên;
- Giấy tờ chứng minh về đăng ký, đăng kiểm phương tiện thuộc quyền sở hữu. Trường hợp phương tiện không phải đăng ký, đăng kiểm thì cần có xác định của Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc Uỷ ban nhân dân cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã về việc phương tiện được sử dụng để ở; Giấy xác nhận đăng ký nơi thường xuyên đậu, đỗ của phương tiện nếu nơi đăng ký cư trú không phải nơi đăng ký phương tiện hoặc phương tiện đó không phải
- đăng ký, đăng kiểm;
- Giấy tờ, tài liệu chứng minh cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ chỗ ở hợp pháp là văn bản cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ của cơ quan, tổ chức, cá nhân phù hợp với quy định của pháp luật về đất đai và nhà ở;
- Giấy tờ của cơ quan, tổ chức do thủ trưởng cơ quan, tổ chức ký tên, đóng dấu chứng minh về việc được cấp, sử dụng nhà ở, chuyển nhượng nhà ở, có nhà ở tạo lập trên đất do cơ quan, tổ chức giao đất để làm nhà ở (đối với nhà ở, đất thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan, tổ chức).
Hướng dẫn tra cứu tiến độ, kết quả hồ sơ
Khi đã gửi hỗ sơ trực tuyến, chắc hẳn nhiều người sẽ thắc mắc không biết hồ sơ đã được giải quyết chưa, giải quyết như thế nào.
Khi đã gửi hồ sơ đi công dân có thể tra cứu hồ sơ. Hình thức tra cứu và nhận kết quả sẽ phụ thuộc vào mục bạn lựa chọn. “Thông tin nhận kết quả giải quyết” phía trên.
- Nếu như chọn nhận kết quả trực tiếp thì người dân cần đến Công an cấp xã nơi đăng ký tạm trú để hỏi.
- Nếu như nhận qua email thì người dân cần đợi thông tin gửi đến email.
- Nếu như chọn Cổng thông tin thì tại trang chủ Cổng dịch vụ công quản lý cư trú, chọn phần “Quản lý hồ sơ dịch vụ công”, sau đó chọn “Hồ sơ mới đăng ký. Và hiện ra giao diện mới thì nhập “Mã hồ sơ” và chọn mục “Thủ tục hành chính” để có thể biết được hồ sơ đã được duyệt hay chưa.
☑️ Mời bạn xem thêm nhiều bài viết khác:
- 🔸 Trật tự an toàn xã hội: Khái niệm, nội dung, đối tượng
- 🔸 Sơ thẩm là gì? Quy trình & thủ tục sơ thẩm chuẩn
- 🔸 Thủ tục thành lập công ty cổ phần chuẩn đúng hướng
Trên đây là những thông tin về cách đăng ký tạm trú online, những thủ tục và các giấy tờ cần thiết khi đăng ký tạm trú online bạn cần nắm được. Hy vọng những thông tin trên sẽ phần nào giúp ích được cho bạn đọc hiểu hơn về việc đăng ký tạm trú online.
Leave a Reply
Bạn phải đăng nhập để gửi phản hồi.