Trong thời điểm hiện tại, Việt Nam vẫn chưa có một quy định cụ thể về thuế tài sản, điều này khiến thuế tài sản vẫn còn mơ hồ và trừu tượng trong hệ thống luật pháp. Khái niệm về thuế tài sản vẫn đang được thảo luận và tiếp tục thay đổi theo từng quan điểm và phương pháp tiếp cận khác nhau. Nhưng đây là một chủ đề quan trọng và cần được đặc biệt quan tâm và nghiên cứu trong tương lai. Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết này nhé:
Khái niệm thuế tài sản là gì?
Thuế tài sản là tên gọi để chỉ các sắc thuế lấy tài sản làm đối tượng đánh thuế. Đây chính là loại thuế được ra đời sớm nhất ở trong lịch sử nhân loại.
Hình thức thuế tài sản đầu tiên là thuế đất. Ban đầu đất đai là tài sản duy nhất có giá trị được chọn làm đối tượng tính thuế. Dần cùng với sự phát triển, nhiều tài sản khác cùng xuất hiện và đem lại được lợi ích và từ đó hình thành nên các sắc thuế tài sản khác.
Thuế tài sản được thể hiện ở nhiều hình thức với nhiều tên gọi khác nhau như là mua tài sản, thuế nhà, thuế đất, thuế đăng ký tài sản, thuế chuyển nhượng tài sản…
→ Đặc điểm của thuế tài sản
Thuế tài sản là loại thuế dựa trên quan điểm đánh thuế theo lợi ích. Thường những người hưởng lợi ích nhiều thì phải nộp thuế nhiều hơn.
Đặc điểm của thuế tài sản:
- Thuế tài sản là biện pháp can thiệp của nhà nước trong việc giải quyết nên sự bất công về phân phối tài sản giữa các tầng lớp dân cư
- Thuế tái sản mang tính chất là loại thuế hỗ trợ cho thuế đánh trên mức thu nhập. Thường thu nhập từ tài sản sẽ khó xác định được nếu chủ sở hữu cố tình che dấu
- Thuế tài sản là thuế có thể phục vụ yêu cầu điều chỉnh mối quan hệ hợp lý giữa tiêu dùng, đầu từ và các chủ thể
- Thuế đăng ký tài sản là loại thuế dễ thu vì loại thuế này được xây dựng phù hợp với tâm lý của người có tài sản.
- Thuế tài sản gắn liền với yếu tố quyền lực
- Thuế tài sản mang tính chất là loại thuế hỗ trợ cho thuế đánh trên thu nhập.
Vai trò của thuế tài sản
Thuế tài sản có vai trò như sau:
→ Nguồn thu lớn và tương đối bền vững cho NSNN
Thuế tài sản là bộ phận cấu thành chủ yếu trong hệ thống thuế của một quốc gia, luôn tồn tại song hành cùng với thuế thu nhập và thuế tiêu dùng nhằm để bao quát được các khả năng nộp thuế trong nền kinh tế và góp phần huy động nguồn tài chính cho NSNN.
→ Góp phần chống đầu cơ
Khi điều kiện kinh tế, xã hội phát triển, các tầng lớp dân cư có khả năng là sẽ tích lũy lớn lượng tài sản nhất là nhà ở không ngừng gia tăng. Thường họ sở hữu với số lượng nhiều căn hộ nhưng không có nhu cầu sử dụng và ở diễn biến khác theo chiều ngược lại.
→ Góp phần đảm bảo công bằng xã hội
Đây vừa là vai trò cũng đồng thời là mục tiêu của pháp luật thuế tài sản nhằm đảm bảo được sự công bằng giữa tổ chức, cá nhân có quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản,
Vai trò thực thi công bằng xã hội được thể hiện khá rõ nét ở từng loại thuế. Tình công bằng xã hội trong pháp luật thuế tài sản được hiểu như là định hướng cho việc xác định nội dung, yêu cầu trong các quy định pháp luật về thu thuế.
→ Là công cụ quan trọng để quản lý điều tiết vĩ mô nền kinh tế
Nhà nước thực hiện quản lý, điều tiết vĩ mô nền kinh tế bằng nhiều biện pháp và công cụ khác nhau trong đó thuế được xem là công cụ sắc bén và hữu hiệu nhất.
Nhà nước sử dụng các sắc thuế như một bàn tay vô hình để quản lý điều tiết vĩ mô kinh tế và thông qua hệ thống pháp luật về thuế, Nhà nước thể hiện ý chí của mình, điều hành mọi hoạt động kinh tế xã hội một cách gián tiếp góp phần thực hiện được công bằng xã hội.
Phương pháp đánh thuế tài sản
Hiện nay gồm có 2 phương pháp sau:
→ Đánh thuế trên tất cả các tài sản
Theo như phương pháp này thì đối tượng đánh thuế tài sản là tất cả các loại tài sản mà chủ sở hữu có được gồm bất động sản và động sản. Trị giá tài sản chịu thuế là giá trị tài sản ròng, là khoản chênh lệch giữa tổng giá trị các tài sản và chi phí, tiền vay tạo thành tài sản.
Hình thức thuế của cải đánh giá trên giá trị tài sản ròng thường thích hợp trong điều kiện xã hội có mức thu nhập GDP bình quân đầu người cao, khu vực kinh tế tư nhân phát triển, tài sản có sự tập trung quá mức.
Loại thuế này thường được áp dụng ở các nước OECD.
Thuế suất thường sử dụng hình thức thuế suất lũy tiến. Mức độ lũy tiến sẽ phụ thuộc vào mức độ tập trung tài sản trong xã hội cao hay thấp vào nhóm người giàu có nhất định.
→ Đánh thuế vào một bộ phận tài sản
Có 2 hình thức thuế phổ biến khi được tính theo phương pháp:
- Thuế bất động sản: Đối tượng nộp thuế là chủ sở hữu đất, nhà và bất động sản khác. Thuế suất thường sẽ là thuế suất tỷ lệ áp dụng trên trị giá tài sản chịu thuế, với mức động viên thấp và chỉ là mang tính chất quản lý.
- Thuế đánh một lần vào tài sản khi chuyển dịch quyền sở hữu. Thuế được thực hiện khi đối tượng nộp thuế thì cần có chứng nhận quyền sở hữu khi mua bán, thừa kế, chuyển dịch động sản hoặc bất động sản. Thuế chỉ đánh một lần khi đăng ký quyền sở hữu, mức thuế thường là thuế suất tỷ lệ tính trên giá trị giá tài sản chịu thuế hoặc là định suất thuế.
Nguồn thu từ các loại thuế đăng ký tài sản khi chuyển dịch quyền sở hữu sẽ thuộc các cấp ngân sách, trong đó có một phần cho ngân sách địa phương.
☑️ Mời bạn xem thêm nhiều bài viết khác:
- 🔸 [TỔNG HỢP] Mẫu hợp đồng thuê nhà nguyên căn
- 🔸 Import and Export taxes: Khai niệm & cách tính thuế
- 🔸 General Manager: Khái niệm, vai trò & trách nhiệm
Trên đây Vietcham đã mang đến cho bạn đọc về thuế tài sản là gì? Và những thông tin liên quan về thuế tài sản. Nếu như còn thắc mắc gì về vấn đề trên hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!
Leave a Reply
Bạn phải đăng nhập để gửi phản hồi.