Xã hội ngày càng phát triển, việc áp dụng công nghệ hiện đại vào trong đời sống ngày càng được ứng dụng. Bởi vậy mà công nghệ thông tin ngày càng được ứng dụng nhiều và phần mềm đóng vai trò quan trọng không thể thiếu trong việc điều hành và quản lý. Do đó mà việc kinh doanh phần mềm được rất nhiều nhà đầu tư quan tâm. Vậy để thành lập công ty phần mềm cần những gì? Trong bài viết dưới đây Vietcham sẽ chia sẻ đến bạn kinh nghiệm thành lập công ty phần mềm.
Kinh doanh phần mềm là gì?
Phần mềm được hiểu là chương trình máy tính được mô tả bằng hệ thống ký hiệu, là mã hoặc là ngôn ngữ để điều khiển thiết bị số để thực hiện chứng năng nhất định (theo khoản 12 Điều 4 Luật Công nghệ thông tin).
Hoạt động công nghiệp phần mềm là hoạt động thiết kế, sản xuất và cung cấp những sản phẩm, dịch vụ phần mềm. Và trong đó bao gồm sản xuất phần mềm đóng gói, sản xuất phần mềm theo đơn đặt hàng, sản xuất phần mềm nhúng, hoạt động gia công phần mềm và hoạt động cung cấp, thực hiện những dịch vụ phần mềm.
Vậy nên công ty kinh doanh phần mềm sẽ thực hiện các hoạt động sản xuất phần mềm và cung cấp những dịch vụ khác đi kèm như là bảo hành, tư vấn, đánh giá, thẩm định chất lượng, chuyển giao công nghệ, an ninh, phân phối, cung ứng…
Ưu đãi về thuế đối với lĩnh vực phần mềm
Theo như Thông tư số 219/2013/TT – BTC thì công ty kinh doanh phần mềm sẽ được hưởng những ưu đãi về thuế như sau:
Không phải chịu thuế GTGT
- Dù là doanh nghiệp sản xuất phần mềm hay kinh doanh phần mềm thì vẫn thuộc diện không chịu thuế GTGT
- Là phần mềm máy tính không phân biệt là gia công hay do công ty tự sản xuất hay mua để bán và cả trường hợp bán phần mềm có kèm theo dịch vụ cài đặt cũng thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.
Ưu đãi về thuế TNDN
- Sẽ được miễn thuế TNDN từ năm 1 đến năm 4
- Giảm 50% thuế TNDN với thuế suất 10% từ năm 5 đến năm 13. Vậy chỉ phải nộp 5% thuế TNDN
- Thuế suất phải nộp là 10% từ năm 14 đến năm 15
- Năm 16 trở đi sẽ nộp thuế TNDN như những doanh nghiệp khác
Điều kiện để thành lập công ty phần mềm
- Đối với lĩnh vực phần mềm không thuộc danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện, vậy nên khi thành lập công ty thì không cần chứng minh vốn hay là giấy phép con.
- Nhà đầu tư nước ngoài muốn thành lập công ty kinh doanh phần mềm thì cần thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
- Phải có địa chỉ hoạt động kinh doanh hợp pháp, tức là có giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng đất hợp lệ, thuê trụ sở, văn phòng đúng với quy định của pháp luật
- Chủ của doanh nghiệp cần phải có đủ năng lực dân sự, sức khỏe và là công dân hợp pháp không thuộc những đối tượng bị hạn chế.
Quy trình thành lập công ty phần mềm
Dưới đây là quy trình thành lập công ty phần mềm:
1. Chuẩn bị tên và địa chỉ của công ty phần mềm
→ Tên công ty
Tên doanh nghiệp sẽ gồm có loại hình doanh nghiệp và tên riêng. Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt bao gồm các chữ F, J, W, chữ số và ký hiệu.
Khi đặt tên công ty:
- Không được trùng tên với công ty khác
- Được phép đặt công ty bằng tiếng Anh
- Không nên đặt ngành nghề cụ thể vào tên công ty để có thể dễ dàng cho việc mở rộng kinh doanh trong tương lai.
→ Địa chỉ công ty
Cần có địa chỉ công ty thì doanh nghiệp mới có thể đăng ký mở công ty. Vậy nên doanh nghiệp cần phải chuẩn bị địa chỉ đặt công ty cụ thể, rõ ràng và nằm trong lãnh thổ Việt Nam. Không được phép sử dụng địa chỉ giả.
Lưu ý:
- Không được sử dụng căn hộ chung cư làm nơi đặt trụ sở chính trừ căn hộ dạng officetel
- Chắc chắn về địa chỉ trụ sở, tránh tình trạng thay đổi địa chỉ sẽ ảnh hưởng đến nhiều thủ tục.
2. Chọn người đại diện theo pháp luật cho công ty
Chọn người có đủ năng lực, kinh nghiệm và khả năng thực hiện tốt trách nhiệm của người đại diện pháp luật cho công ty. Có thể để chủ tịch, giám đốc… làm người đại diện pháp luật cho công ty. Người đại diện có thể thay đổi khi công ty đi vào hoạt động kinh doanh.
3. Chọn ngành nghề đăng ký kinh doanh và loại hình doanh nghiệp
→ Đăng ký ngành nghề kinh doanh
Nếu công ty đã đăng ký kinh doanh ngành nghề không yêu cầu về điều kiện thì không cần đáp ứng điều kiện vẫn có thể trực tiếp hoạt động kinh doanh khi đã có giấy phép.
→ Lựa chọn loại hình doanh nghiệp
Lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp sẽ thuận lợi cho việc thành lập và đi vào hoạt động. Doanh nghiệp cần phải căn cứ vào số lượng thành viên góp vốn, điều kiện hoạt động và mong muốn của doanh nghiệp để chọn loại hình thích hợp nhất.
4. Chuẩn bị vốn tối thiểu và kê khai vốn điều lệ
→ Vốn tối thiểu của công ty phần mềm
Doanh nghiệp cần chuẩn bị số vốn tối thiểu để thành lập công ty phần mềm. Dựa vào khả năng tài chính hoặc là theo quy định ngành nghề về vốn tối thiểu.
→ Kê khai vốn điều lệ
Doanh nghiệp cần phải kê khai vốn điều lệ. Tuy nhiên có trường hợp cần chứng minh, có trường hợp lại không cần. Bởi theo quy định pháp luật hiện hay không quy định cụ thể mức vốn điều lệ tối đa hay tối thiểu. Tức là doanh nghiệp có thể đăng ký vốn điều lệ từ vài triệu đến vài tỷ đồng.
5. Soạn thảo hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp và nộp hồ sơ cho Sở Kế hoạch & Đầu tư
→ Hồ sơ chi tiết để đăng ký thành lập công ty phần mềm
Hồ sơ bao gồm:
- Danh sách cổ đông và thành viên có góp vốn vào công ty
- Những giấy tờ liên quan: CMND, hộ chiếu, CCCD hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp…
- Giấy đề nghị Sở KH & ĐT cấp cho doanh nghiệp giấy phép thành lập công ty
- Điều lệ doanh nghiệp
→ Nộp hồ sơ
Doanh nghiệp nộp hồ sơ tại Phòng đăng ký kinh doanh trực thuộc Sở KH & ĐT, chờ 3 – 6 ngày để nhận giấy phép đăng ký kinh doanh hợp lệ. Nếu như hồ sơ còn thiếu thì doanh nghiệp sẽ nhận được trả lời lý do bằng văn bản.
![[chia sẻ] kinh nghiệm thành lập công ty phần mềm (2023) 12 nộp hồ sơ cho sở kế hoạch đầu tư](https://mocongtysingapore.com/wp-content/uploads/2022/11/nop-ho-so-cho-so-ke-hoach-dau-tu.jpg)
6. Khắc con dấu và công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp
→ Tiến hành khắc con dấu
Doanh nghiệp cần phải đặt khắc con dấu của công ty, phần số lượng và hình thức do doanh nghiệp quyết định. Tuy nhiên cần đảm bảo con dấu thể hiện được đầy đủ thông tin cần thiết như là tên công ty, mã số doanh nghiệp.
→ Công bố thông tin
Thời hạn để công bố thông tin là 30 ngày kể từ khi có giấy phép thành lập công ty phần mềm. Nếu như quá thời hạn trên mà công ty không thực hiện công bố thông tin thì sẽ bị cơ quan có thẩm quyền xử phạt hành chính từ 1 đến 2 triệu VNĐ.
☑️ Mời bạn xem thêm nhiều bài viết khác:
- 🔸 [Chia Sẻ] Kinh nghiệm mở công ty tư vấn thiết kế
- 🔸 [Chia Sẻ] Kinh nghiệm mở công ty xây dựng
- 🔸 [Chia Sẻ] Kinh nghiệm để mở công ty quảng cáo
Trên đây Vietcham đã mang đến cho bạn đọc thông tin về kinh nghiệm thành lập công ty phần mềm và những vấn đề liên quan. Hy vọng qua bài viết bạn đọc sẽ có thêm nhiều kiến thức và vận dụng vào trong thực tế nếu có ý định thành lập công ty phần mềm. Nếu có câu hỏi hay thắc mắc về vấn đề trên hay những vấn đề liên quan hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn.
Leave a Reply
Bạn phải đăng nhập để gửi phản hồi.