CPO: Khái niệm, vai trò & công việc chính của CPO

CPO: Khái niệm, vai trò & công việc chính của CPO

Trong một doanh nghiệp, tổ chức CPO là vị trí hết sức quan trọng và cần thiết. Nuôi dưỡng sản phẩm từ khi mới lọt lòng và giúp nó phát triển mạnh mẽ ra ngoài thị trường. Vậy CPO là gì và có vai trò gì trong doanh nghiệp? Trong bài viết dưới đây Vietcham sẽ trả lời giúp bạn câu hỏi trên để bạn có thêm kiến thức về CPO.

Khái niệm CPO

CPO là từ viết tắt của “Chief Product Officer” tức là Giám đốc sản xuất hoặc là Quản đốc sản xuất trong doanh nghiệp.

khái niệm CPO

Đây là vị trí vô cùng trong doanh nghiệp về sản xuất và gia công. Họ là người chịu trách nhiệm đảm bảo hoạt động sản xuất của doanh nghiệp được diễn ra theo đúng kế hoạch, đảm bảo được chất lượng và số lượng sản phẩm dựa trên năng lực sản xuất của doanh nghiệp cũng như là đối tác trong chuỗi cung ứng.

Ở bộ phận sản xuất thì CPO sẽ quản lý toàn bộ hệ thống sản xuất của doanh nghiệp thông qua các quản lý sản xuất và các tổ trưởng sản xuất để có thể hoàn thành được mục tiêu sản xuất đã đề ra như ban đầu.

→ Vai trò của CPO là gì?

Dưới đây là vai trò của CPO mà Vietcham nhận định thấy đúng nhất, bạn cùng tham khảo nhé:

#1 Xây dựng quy trình sản xuất

Để có thể sản xuất ra được sản phẩm chất lượng tốt thì Giám đốc sản xuất cần xây dựng quy trình sản xuất được hoàn chỉnh nhất, khả thi và phù hợp với điều kiện sản xuất. Ngoài quy trình sản xuất thì giám đốc sản xuất cũng cần triển khai các quy trình khác liên quan như là giám sát, kiểm soát chất lượng sản phẩm.

CPO xây dựng quy trình sản xuất
CPO xây dựng quy trình sản xuất

#2 Thiết lập các quy tắc cơ bản trong sản xuất

CPO có trách nhiệm thiết lập các quy tắc cơ bản trong sản xuất để việc điều hành được diễn ra 1 cách quy củ và chỉn chu. CPO tham gia vào giai đoạn tuyển chọn, đào tạo và phát triển nên bộ phận nhân sự. Thông qua các hoạt động để lập ra những phương án nghiên cứu, thiết kế và phát triển nên các sản phẩm giúp kích thích nên sự nhạy bén cho nhân viên, nhanh chóng phối hợp với công việc sản xuất.

CPO thiết lập các nguyên tắc trong sản xuất

#3 Lập và triển khai kế hoạch sản xuất

Từ khi kế hoạch tổng thể được đưa xuống, giám đốc sản xuất cần lập kế hoạch sản xuất để đáp ứng được các mục tiêu về số lượng sản phẩm, chất lượng sản phẩm và tiến độ sản xuất và kết hợp cùng với bộ phận khác.

CPO triển khai kế hoạch sản xuất

Khi đã có kế hoạch sản xuất thì giám đốc cần phải thông qua các cấp quản lý sản xuất và tổ trưởng sản xuất của các tổ công nhân để có thể nắm được kế hoạch sản xuất.

Khi quá trình sản xuất diễn ra thì giám đốc sản xuất cũng cần thường xuyên giám sát để có thể kịp thời phát hiện nên những tình huống bất thường có thể thay đổi được kế hoạch.

#4 Đánh giá

Đánh giá, sàng lọc và kiến nghị đến bộ phận nhân viên quản lý sản phẩm. Cùng với đó là tiến hành phân tích các sản phẩm trong quá trình sản xuất để đảm bảo chất lượng của kết quả cuối cùng. Bên cạnh đó thì thời gian, tiện ích và chi phí thực hiện sản phẩm cũng được CPO tham gia vào phân tích, nghiên cứu để có được những quyết định phù hợp.

CPO đánh giá hiệu quả sản xuất
CPO đánh giá hiệu quả sản xuất

CPO cần quản lý trang thiết bị sản xuất, Cơ sở hạ tầng và thiết bị sản xuất cũng ảnh hưởng lớn đến việc sản xuất nên CPO cần có nhiệm vụ là quản lý trang thiết bị sản xuất cũng như là điều hành việc lên kế hoạch bảo trì để đảm bảo trang thiết bị sản xuất có thể sử dụng khi cần cũng như là đảm bảo an toàn cho người sử dụng.

#5 Đảm bảo sự gắn kết giữa nhân viên và tổ chức

CPO là người đứng đầu trong Phòng sản xuất thì Giám đốc sản xuất cần phải đảm bảo được sự phối hợp giữa nhân viên sản xuất với doanh nghiệp.

CPO đảm bảo sự gắn kết giữa nhân viên và tổ chức

Một sản phẩm tốt, có ích cho người sử dụng cần luôn được sản sinh ra từ trong quá trình đồng sáng tạo giữa giám đốc sản xuất cùng toàn thể nhân viên trong tổ chức và trong đó có đóng góp của những nhân viên phòng sản xuất.

#6 Duy trì và phát triển mối quan hệ khách hàng

CPO cũng cần giữ các mối liên hệ với khách hàng bởi có được sự tín nhiệm từ khách hàng sẽ mang đến những phản hồi tích cực của chất lượng sản phẩm. Vậy nên đây là điều mà CPO cần nắm vững để xây dựng thương hiệu ngày càng phát triển.

CPO phát triển các mối quan hệ

Những yếu tố nào cần có ở vị trí CPO?

#1

Nắm vững chuyên môn điều hành sản xuất

#2

Hiểu biết về lĩnh vực và doanh nghiệp

#3

Khả năng lập kế hoạch sản xuất

#4

Khả năng giao tiếp

#5

Kỹ năng giám sát

#6

Kỹ năng quản trị nhân sự

 

Khi CPO mang đến hiệu quả công việc cao thì doanh nghiệp sẽ có năng xuất tốt hơn, đưa sản phẩm chất lượng cao ra thị trường, tiết kiệm được chi phí sản xuất và có khả năng cạnh tranh hiệu quả hơn so với các đối thủ ở trên thị trường. Thì để có thể có được điều trên, một CPO cần có những yếu tố như sau:

#1 Nắm vững chuyên môn điều hành sản xuất

CPO là vị trí đầu của bộ máy sản xuất tại doanh nghiệp, thì giám đốc sản xuất cần nắm vững chuyên môn để có thể điều hành hệ thống quản lý hiệu quả, hướng tới sản xuất tối ưu nhất dựa trên năng lực sản xuất của doanh nghiệp và các đối tác ở chuỗi cung ứng.

CPO nắm vững chuyên môn điều hành sản xuất
Có kiến thức chuyên môn sản xuất

#2 Hiểu biết về lĩnh vực và doanh nghiệp

Ở doanh nghiệp Việt Nam có một thực tế là giám đốc sản xuất nắm vững chuyên môn nhưng lại không hiểu biết nhiều về lĩnh vực ngành hàng doanh nghiệp. Hậu quả là xảy ra các sự cố lặp đi lặp lại trong quá trình sản xuất nhưng không được xử lý từ gốc đến rễ dẫn đến năng suất của dây chuyền.

CPO hiểu về lĩnh vực và doanh nghiệp
Có hiểu biết về lĩnh vực doanh nghiệp

Vậy nên mà ngoài về năng lực chuyên môn thì giám đốc sản xuất cũng cần có sự hiểu biết về lĩnh vực sản xuất cũng như là bối cảnh và điều kiện của doanh nghiệp.

#3 Khả năng lập kế hoạch sản xuất

Lập nên kế hoạch sản xuất là kỹ năng vô cùng quan trọng cần có với vị trí CPO. Kỹ năng này sẽ giúp giám đốc sản xuất có thể điều phối được hoạt động sản xuất một cách hiệu quả, phối hợp hoạt động giữa các bộ phận được hòa hợp với nhau, tối ưu được chi phí và nhân lực, giảm thiểu được tồn kho không cần thiết và cũng như là dễ dàng giám sát được quá trình sản xuất.

CPO có khả năng lập kế hoạch sản xuất
CPO có khả năng lập kế hoạch sản xuất

#4 Khả năng giao tiếp

CPO thường xuyên giao tiếp với các cấp lãnh đạo, đối tác và cấp dưới do đó mà kỹ năng giao tiếp vô cùng cần thiết. Ngoài ra kỹ năng này còn giúp cho vị trí giám đốc sản xuất có thể ứng phó được với tình huống bất ngờ một cách hiệu quả nhất, giải quyết được các xung đột trong bộ phận sản xuất và những vấn đề thường gặp hằng ngày.

CPO có khả năng giao tiếp
Có khả năng giao tiếp tốt

#5 Kỹ năng giám sát

Giám sát rất cần thiết với một CPO bởi sẽ giúp CPO có thể giám sát được hoạt động sản xuất, đảm bảo công tác sản xuất được diễn ra theo đúng kế hoạch, giám sát các hoạt động của nhân viên và kịp thời phát hiện ra được những sai sót và sai phạm của bộ phận sản xuất.

CPO có khả năng giám sát
Kỹ năng giám sát tốt

#6 Kỹ năng quản trị nhân sự

Chief People Officer cần có kỹ năng quản trị nhân sự để thực hiện các nhiệm vụ của họ, bao gồm: định hướng chiến lược nhân sự, quản lý và phát triển nhân viên, xây dựng và quản lý chính sách nhân sự, và giải quyết các vấn đề liên quan đến nhân sự.

CPO có kỹ năng quản trị nhân sự
Nắm vững kỹ năng về quản trị nhân sự

Kỹ năng này sẽ giúp CPO có thể quản lý được đội nhóm của mình một cách hiệu quả, biết cách sử dụng người đúng việc, nhận biết được nhân tài và nuôi dưỡng được nhân tài cho doanh nghiệp.

☑️ Mời bạn xem thêm nhiều bài viết khác:

🔸 CTO: Khái niệm, vai trò & công việc chính của CTO
🔸 CMO: Khái niệm, vai trò & công việc chính của CMO
🔸 CFO: Khái niệm, vai trò & công việc chính của CFO

CPO là chức vụ gánh trên vai với nhiều thách thức và trách nhiệm, cũng như là có được vinh quang và thu nhập tốt. Dù là doanh nghiệp lớn hay nhỏ thì vị trí CPO luôn được doanh nghiệp quan tâm đặc biệt. Trên đây Vietcham đã chia sẻ đến bạn CPO là gì và những thông tin liên quan. Hy vọng qua bài viết bạn sẽ hiểu rõ hơn về vị trí này. Nếu có câu hỏi hay thắc mắc về vấn đề trên hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn.

Vietcham Blog

Leave a Reply