Kinh doanh thực phẩm luôn được xem là 1 trong số các ngành nghề được đánh giá tiềm năng cao và phát triển bởi ăn uống là nhu cầu cơ bản của mỗi người. Dù ở thời kỳ nào, suy thoái hay biến động thì con người luôn có nhu cầu lớn đối với ăn uống. Vậy nên mà nhiều nhà đầu tư lựa chọn thực phẩm làm ngành kinh doanh. Vậy để mở công ty kinh doanh thực phẩm cần chuẩn bị những gì? Trình tự và thủ tục như thế nào? Dưới đây Vietcham xin chia sẻ đến bạn kinh nghiệm mở công ty kinh doanh thực phẩm.
Kinh doanh thực phẩm là gì?
Kinh doanh thực phẩm được hiểu là thực hiện một, một số hoặc là tất cả những hoạt động giới thiệu, dịch vụ bảo quản, vận chuyển hoặc là buôn bán thực phẩm. Để có thể kinh doanh thực phẩm thì doanh nghiệp cần đáp ứng đầy đủ các điều kiện về an toàn thực phẩm.
Hiện nay có các hình thức kinh doanh thực phẩm sau:
- Cơ sở chế biến thực phẩm, kinh doanh thực phẩm đã qua chế biến
- Kinh doanh dịch vụ ăn uống
- Kinh doanh đồ ăn đường phố.
Điều kiện kinh doanh thực phẩm
Thực phẩm là ngành nghề liên quan đến sức khỏe và an toàn của người tiêu dùng nên các cơ sở kinh doanh cần đảm bảo điều kiện an toàn để được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm.
→ Cơ sở sản xuất, kinh doanh
– Cần có địa điểm, diện tích thích hợp, khoảng cách an toàn với nguồn gây độc hại, gây ô nhiễm và những yếu tố khác
– Đảm bảo đầy đủ trang thiết bị để phục vụ chế biến, đóng gói, bảo quản, vận chuyển thực phẩm. Trang thiết bị và dụng cụ cần được khử trùng, sát trùng, chống côn trùng và các động vật gây hại
– Cần có hệ thống để xử lý chất thải
– Lưu giữ đầy đủ hồ sơ về nguồn gốc, xuất xứ của nguyên liệu thực phẩm và về những tài liệu khác về toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm
– Tuân thủ các quy định về sức khỏe, kiến thức, thực hành của người trực tiếp sản xuất kinh doanh thực phẩm.
→ Bảo quản
– Đảm bảo diện tích đủ rộng cho nơi bảo quản và phương tiện bảo quản
– Ngăn ngừa được những sự thay đổi của nhiệt độ, động vật, côn trùng, bụi bẩn, mùi và những tác động xấu từ môi trường
– Cần bảo đảm đủ ánh sáng, có đầy đủ các trang thiết bị chuyên dụng để điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm và những điều kiện khí hậu khác, các thiết bị thông gió và những điều kiện bảo quản khác theo yêu cầu của từng loại thực phẩm.
→ Vận chuyển
– Phương tiện để vận chuyển thực phẩm cần được chế tạo bằng vật liệu không làm ô nhiễm thực phẩm hoặc bao gói sản phẩm được dễ làm sạch
– Bảo quản ở điều kiện chuẩn trong suốt quá trình vận chuyển
– Không được phép vận chuyển thực phẩm cùng với hàng hóa độc hại hoặc là có thể gây ô nhiễm chéo.
Thủ tục cần thiết để mở công ty kinh doanh thực phẩm
Thủ tục mở công ty kinh doanh thực phẩm được thực hiện như sau:
→ Lựa chọn loại hình công ty
Về lựa chọn loại hình công ty sẽ tùy thuộc vào chủ doanh nghiệp, theo mức tài sản và mong muốn của công ty. Hiện nay có 5 loại hình công ty là: Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên, công ty trách nhiệm 2 thành viên, công ty hợp danh, công ty cổ phần và doanh nghiệp tư nhân.
![[chia sẻ] kinh nghiệm mở công ty kinh doanh thực phẩm 5 loại hình công ty kinh doanh thực phẩm](https://mocongtysingapore.com/wp-content/uploads/2022/11/loai-hinh-cong-ty-kinh-doanh-thuc-pham.jpg)
→ Đặt tên công ty và kiểm tra tên công ty
– Tiến hành đặt tên công ty, tìm tên công ty phù hợp, thể hiện rõ được ngành nghề mà công ty đang kinh doanh
– Tên của công ty có thể vừa có tiếng Anh và tiếng Việt
– Không được phép đặt tên trùng với công ty khác, kiểm tra trên cổng thông tin quốc gia.
→ Xác định địa chỉ đặt trụ sở làm việc của công ty
– Tùy vào năng lực tài chính, mặt hàng kinh doanh để bạn có thể đặt trụ sở làm việc và đăng ký địa chủ trong hồ sơ thành lập công ty
– Bạn có thể chọn nhà đang ở hoặc thuê để làm nơi đăng ký kinh doanh.
→ Lựa chọn ngành nghề kinh doanh
Công ty kinh doanh thực phẩm thì mặt hàng kinh doanh sẽ là thực phẩm nhưng là thuộc thực phẩm gì? Bạn hãy lựa chọn cho công ty thực phẩm phù hợp và đăng ký vào trong hồ sơ. Có thể chọn nhiều mặt hàng chứ không nhất thiết phải là một mặt hàng.
![[chia sẻ] kinh nghiệm mở công ty kinh doanh thực phẩm 8 ngành nghề kinh doanh thực phẩm](https://mocongtysingapore.com/wp-content/uploads/2022/11/nganh-nghe-kinh-doanh-thuc-pham.jpg)
Các danh mục ngành nghề mà bạn có thể tham khảo sau:
Mã ngành | Tên ngành |
4632 | Bán buôn thực phẩm |
1010 | Chế biến, bảo quản thịt và các sản phẩm từ thịt |
1030 | Chế biến và bảo quản rau quả |
1040 | Sản xuất dầu, mỡ động, thực vật |
1050 | Chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa |
1061 | Xay xát và sản xuất bột thô |
1062 | Sản xuất tinh bột và các sản phẩm từ tinh bột |
1071 | Sản xuất các loại bánh từ bột |
1072 | Sản xuất đường |
1077 | Sản xuất cà phê |
1073 | Sản xuất ca cao, socola và bánh kẹo |
1074 | Sản xuất mì ống, mì sợi và sản phẩm tương tự |
1075 | Sản xuất món ăn, thực phẩm chế biến sẵn |
1076 | Sản xuất chè |
1079 | Sản xuất thực phẩm khác |
4631 | Bán buôn gạo, lúa mì, hạt ngũ cốc khác, bột mì |
4633 | Bán buôn đồ uống |
4711 | Bán lẻ lương thực, thực phẩm, đồ uống, thuốc lá, thuốc lào chiếm tỷ trọng lớn trong các cửa hàng kinh doanh tổng hợp |
4719 | Bán lẻ khác trong các cửa hàng kinh doanh tổng hợp |
4721 | Bán lẻ lương thực trong các cửa hàng chuyên doanh |
4722 | Bán lẻ thực phẩm trong các cửa hàng chuyên doanh |
4723 | Bán lẻ đồ uống trong các cửa hàng chuyên doanh |
4781 | Bán lẻ lương thực, thực phẩm, đồ uống, thuốc lá, thuốc lào lưu động hoặc tại chợ |
4789 | Bán lẻ hàng hóa khác lưu động hoặc tại chợ |
8292 | Dịch vụ đóng gói |
4773 | Bán lẻ hàng hóa khác mới trong các cửa hàng chuyên doanh |
4620 | Bán buôn nông, lâm sản nguyên liệu (trừ gỗ, tre, nứa) và động vật sống |
→ Xác định người đại diện pháp luật
– Người đại diện pháp luật là người đứng đầu công ty, chịu trách nhiệm về hoạt động của công ty. Người đại diện có thể là chủ doanh nghiệp hoặc là thuê bên ngoài
– Lựa chọn người đại diện pháp luật có kỹ năng và kinh nghiệm chuyên môn cao.
→ Xin cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm
Xin cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm là thủ tục bắt buộc và giúp tăng giá trị thương hiệu cho sản phẩm khi bạn cung cấp ra thị trường.
![[chia sẻ] kinh nghiệm mở công ty kinh doanh thực phẩm 10 giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm](https://mocongtysingapore.com/wp-content/uploads/2022/11/giay-chung-nhan-ve-sinh-an-toan-thuc-pham.jpg)
→ Tìm hiểu thị trường ngành kinh doanh thực phẩm
Việt Nam đã gia nhập WTO và ngày càng hội nhập sâu với thế giới, việc này mở ra nhiều cơ hội cho thị trường Việt Nam nhưng cũng gây nên nhiều khó khăn và thử thách.
Bên cạnh đó Việt Nam chuẩn bị ký Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương. Vậy nên bạn cần phải am hiểu pháp luật để tránh đi những tình trạng rủi ro và thiếu đi kiến thức, hiểu biết cho công ty.
![[chia sẻ] kinh nghiệm mở công ty kinh doanh thực phẩm 11 thị trường kinh doanh thực phẩm](https://mocongtysingapore.com/wp-content/uploads/2022/11/thi-truong-kinh-doanh-thuc-pham.jpg)
Ngoài ra việc am hiểu thị trường, thị hiếu của khách hàng sẽ luôn có lợi bởi chúng có thể sẽ giúp bạn giải quyết bài toán về nguồn cung, cầu. Và từ đó có thể đưa ra được những giải pháp của các vấn đề,
→ Huy động vốn cho công ty kinh doanh thực phẩm
Phần vốn rất quan trọng với công ty, chúng quyết định tiếp tục hoạt động hay là ngừng hoạt động của công ty.
Việc huy động vốn với công ty kinh doanh thực phẩm có một chút vấn đề là cần chứng minh cho cổ đông về kế hoạch kinh doanh.
→ Chiến lược kinh doanh lâu dài
Cần hoạch định tài chính, địa điểm kinh doanh, phân bổ nhân công hợp lý. Nên có kế hoạch dự phòng và tính toán một cách tỉ mỉ để tránh không gặp phải rủi ro. Bỏ qua những lợi ích trước mắt, bạn cần lập ra kế hoạch tác chiến lâu dài, đảm bảo được đầy đủ.
![[chia sẻ] kinh nghiệm mở công ty kinh doanh thực phẩm 13 chiến lược kinh doanh công ty thực phẩm](https://mocongtysingapore.com/wp-content/uploads/2022/11/chien-luoc-kinh-doanh-cong-ty-thuc-pham.jpg)
Một số câu hỏi thường gặp khi mở công ty kinh doanh thực phẩm
Dưới đây là một số câu hỏi được được nhiều người hỏi nhất:
1. Thời gian có giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm là bao lâu?
Thời gian để có giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm là từ 25 – 35 ngày, có thể sẽ nhanh hơn tùy vào tình hình thực tế tại đơn vị và những yếu tố khách quan khác.
2. Có xuống cơ sở để khảo sát không?
Để đảm bảo cho việc được cấp phép thì đơn vị nhận làm thủ tục sẽ phải thực hiện xuống tận nơi để lấy hồ sơ, tư vấn, khảo sát và ký hợp đồng
☑️ Mời bạn xem thêm nhiều bài viết khác:
- 🔸 [Chia sẻ] Kinh nghiệm mở công ty in ấn
- 🔸 [Chia Sẻ] Kinh nghiệm mở công ty nội thất
- 🔸 [Chia Sẻ] Kinh nghiệm mở công ty bất động sản
Trên đây Vietcham đã đem đến cho bạn thông tin về kinh nghiệm mở công ty kinh doanh thực phẩm và những thông tin liên quan. Hy vọng qua bài viết bạn đọc sẽ có thêm nhiều kiến thức và vận dụng vào thực tiễn. Nếu có câu hỏi hay thắc mắc về vấn đề trên hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn.
Leave a Reply
Bạn phải đăng nhập để gửi phản hồi.