Bản quyền hình ảnh: Khái niệm, thủ tục đăng ký & cách xử phạt

Bản quyền là một thuật ngữ pháp lý được sử dụng để mô tả quyền mà tác giả có đối với tác phẩm văn học và nghệ thuật. Đây là quyền được pháp luật bảo vệ, vậy nên mà bất ký hành vi xâm phạm nào vi phạm đến bản quyền của người khác sẽ xử lý theo quy định của pháp luật. Vậy bản quyền hình ảnh là gì? Vi phạm bản quyền hình ảnh bị phạt như thế nào? Trong bài viết dưới đây VietCham sẽ phân tích rõ cho bạn đọc cùng hiểu.

Bản quyền hình ảnh là gì?

Căn cứ vào điểm h khoản 1 Điều 14 Luật sở hữu trí tuệ 2005, tác phẩm nhiếp ảnh là một trong những loại hình được bảo hộ quyền tác giả. Bản quyền hình ảnh chính là quyền tác giả đối với tác phẩm nhiếp ảnh.

khái niệm bản quyền hình ảnh

Tại Điều 14 Nghị định 22/2018/NĐ – CP quy định rõ về tác phẩm nhiếp ảnh như sau:

“Tác phẩm nhiếp ảnh là tác phẩm thể hiện hình ảnh thế giới khách quan trên vật liệu bắt sáng hoặc trên phương diện mà hình ảnh được tạo ra, hay có thể được tạo ra bằng các phương pháp hóa học, điện tử hoặc phương pháp kỹ thuật khác. Tác phẩm nhiếp ảnh có thể có chú thích hoặc không có chú thích.”

Quyền tác giả đối với tác phẩm nhiếp ảnh phát sinh từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới hình thức vật chất nhất định, không bắt buộc phải đăng ký bản quyền hay là công bố. (Căn cứ vào khoản 1 Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ 2005).

→ Vi phạm bản quyền hình ảnh là gì?

Vi phạm bản quyền là việc sử dụng tác phẩm của người khác đã đăng ký bản quyền và được pháp luật bảo vệ bởi luật bản quyền một cách trái phép như là quyền sao chép, phân phối, hiển thị hoặc là thực hiện công việc được bảo vệ…

Căn cứ vào Điều 5 Nghị định 105/2006/NĐ – CP có quy định về việc xâm phạm như sau:

“ Hành vi bị xem xét bị coi là hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ quy định tại các Điều 28, 35,126,127,129 và 188 của Luật Sở hữu trí tuệ, khi đã có đủ các căn cứ sau:

  1. Đối tượng bị xem xét thuộc phạm vi các đối tượng đang được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ
  2. Có yếu tố xâm phạm trong đối tượng bị xem xét
  3. Người thực hiện hành vi bị xem xét không phải là chủ thể quyền sở hữu trí tuệ và không là người được pháp luật hoặc cơ quan có thẩm quyền cho phép theo quy định tại Điều 25, 26, 32, 33, khoản 2 và khoản 3 Điều 125, Điều 133, Điều 134, khoản 2 Điều 137, Điều 145, 190 và 195 của Luật Sở hữu trí tuệ
  4. Hành vi bị xem xét xảy ra tại Việt Nam.

Hành vi bị xem xét cũng coi là xảy ra tại Việt Nam nếu như hành vi đó xảy ra trên mạng internet nhưng là nhằm vào người tiêu dùng tin tại Việt Nam.”

vi phạm bản quyền hình ảnh

Vậy nên là cần phải xét đến từng yếu tố cho một hành vi cụ thể để có thể nhận định được chính xác về hành vi xâm phạm bản quyền tác giả của tác phẩm.

Lưu ý rằng, chỉ các đối tượng thuộc phạm vi được bảo hộ quyền tác giả mới là đối tượng bị xem xét để xác định có hay không hành vi xâm phạm quyền tác giả. Việc xác định đối tượng được bảo hộ được thực hiện bằng cách là xem xét các tài liệu, chứng cứ chứng minh căn cứ phát sinh, xác lập quyền theo như quy định.

Mức xử phạt khi vi phạm bản quyền hình ảnh

Khi sử dụng hình ảnh vi phạm bản quyền sẽ bị xử lý hành chính với những mức phạt như sau:

TT Hành vi vi phạm Mức phạt tiền Biện pháp khắc phục hậu quả
1 Sử dụng tác phẩm mà không nêu tên thật, bút danh của tác giả, tên tác phẩm hoặc nêu không đúng tên thật hoặc bút danh tác giả, tên tác phẩm trên bản sao tác phẩm (Điều 9) Phạt từ 02 – 03 triệu đồng Buộc phải cải chính công khai trên phương tiện thông tin đại chúng
Buộc sửa lại đúng tên tác giả, tác phẩm trên bản sao tác phẩm
2 Tự ý sửa chữa, cắt xén tác phẩm gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả (khoản 1 Điều 10) Phạt từ 03 – 05 triệu đồng Buộc sửa lại đúng tên tác giả, tên tác phẩm trên bản sao tác phẩm
Buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm dưới hình thức điện tử, trên môi trường mạng và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy đi tang vật vi phạm
3 Xuyên tạc tác phẩm gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả (khoản 2 Điều 10) Phạt từ 05 – 10 triệu đồng Buộc sửa lại đúng tên tác giả, tên tác phẩm trên bản sao tác phẩm
Buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm dưới hình thức điện tử, trên môi trường mạng và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang vật
4 Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả (Điều 17) Phạt từ 15 – 30 triệu đồng Buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm
5 Sao chép tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả (Điều 18) Phạt từ 15 – 35 triệu đồng Buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm dưới hình thức điện tử, trên môi trường mạng và kỹ thuật số hoặc là buộc tiêu hủy tang vật 

Vậy nên khi vi phạm bản quyền hình ảnh có thể bị xử phạt lên tới 35 triệu đồng. Bên cạnh đó, để có thể bảo vệ được sự toàn vẹn của tác phẩm, người vi phạm còn phải thực hiện các biện pháp để khắc phục hậu quả.

Thủ tục đăng ký bản quyền hình ảnh là gì?

Căn cứ vào khoản 1 Điều 34 Nghị định 22/2018/NĐ – CP về thủ tục đăng ký bản quyền hình ảnh như sau:

Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan trực tiếp hoặc ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan ở Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch – Cục Bản quyền tác giả hoặc Văn phòng đại diện của Cục Bản quyền tác giả tại thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng. Hồ sơ có thể gửi qua đường bưu điện.

thủ tục đăng ký bản quyền hình ảnh
thủ tục đăng ký bản quyền hình ảnh

Một số câu hỏi thường gặp về bản quyền hình ảnh

→ Trường hợp nào cần sử dụng hình ảnh cá nhân không cần xin phép?

Căn cứ vào Điều 32 Bộ luật Dân sự 2015, thì có 2 trường hợp sử dụng hình ảnh cá nhân của người khác mà không cần đến sự đồng ý của người đó hoặc là người đại diện theo pháp luật, bao gồm:

  • Hình ảnh được sử dụng vì lợi ích quốc gia, dân tộc và lợi ích công cộng
  • Hình ảnh được sử dụng từ các hoạt động công cộng, bao gồm hội nghị, hội thảo, hoạt động thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật và các hoạt động cộng đồng khác mà không làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm và uy tín của người có hình ảnh.

vấn đề bản quyền hình ảnh

→ Nhãn hiệu bảo hộ cho hình ảnh là gì?

Căn cứ khoản 16 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009 thì Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.

☑️ Mời bạn xem thêm nhiều bài viết khác:

Trên đây VietCham đã mang đến cho bạn đọc thông tin về bản quyền hình ảnh là gì? Và những thông tin liên quan. Hy vọng thông qua bài viết, bạn đọc sẽ hiểu rõ và nắm vững được về bản quyền hình ảnh khi sử dụng. Nếu có câu hỏi hay thắc mắc gì về vấn đề trên hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.

VietCham Blog