Cụm từ lãi suất tái chiết khấu chắc hẳn nhiều người đã nghe đến. Nhưng để hiểu sâu và rõ hơn về nó thì nhiều người hẳn còn thắc mắc. Vậy trong bài viết dưới đây Vietcham sẽ giới thiệu đến bạn đọc về lãi suất tái chiết khấu là gì và có công thức tính như thế nào ngay sau đây.
Lãi suất tái chiết khấu là gì?
Lãi suất tái chiết khấu được hiểu là lãi suất tính trên số tiền ghi trên thương phiếu hoặc những giấy tờ có giá trị trước khi đến hạn để thanh toán.
Lãi suất tái chiết khấu là giá cả của dịch vụ mua, bán thương phiếu và giấy tờ có giá. Mức lãi suất tái chiết khấu này phụ thuộc chính vào khả năng thanh toán của người chi trả số tiền ghi trên thương phiếu hoặc giấy tờ có giá.
Lãi suất chiết khấu chính là mức lãi suất do ngân hàng nhà nước áp dụng khi cho vay. Tuy nhiên là đối tượng cho vay không phải là khách hàng mà là các ngân hàng thương mại. Tức là ngân hàng thương mại khi hoạt động sẽ có trường hợp cần đến việc vay tiền từ ngân hàng trung ương.
Hiểu theo một cách đơn giản lãi chiết khấu là công cụ trong chính sách tiền tệ và là căn cứ quan trọng với ngân hàng nhà nước và ngân hàng thương mại. Và được quy định cụ thể tại Khoản 11 Điều 3 Thông tư 150/2011/TT – BTC.
Quy định về lãi suất chiết khấu trái phiếu
Theo quy định tại Thông tư 150/2011/TT – BTC hướng dẫn hoán đổi trái phiếu Chính Phủ do Bộ Tài chính ban hành tại Điều 7 về lãi chiết khấu trái phiếu như sau:
- Bộ Tài chính sẽ quyết định khung lãi suất chiết khấu để xác định giá trái phiếu bị hoán đổi và giá trái phiếu được hoán đổi trong từng đợt hoán đổi trái phiếu.
- Kho bạc Nhà nước sẽ đàm phán và thống nhất với chủ sở hữu trái phiếu về mức lãi suất chiết khấu nhưng phải đảm bảo rằng nằm trong khung lãi suất do Bộ Tài chính quyết định tại khoản 1 Điều này.
Công thức tính lãi suất chiết khấu
Lãi suất chiết khấu có thể tính bằng cách sau:
- Chi phí huy động vốn
- Trung bình trọng số chi phí vốn
→ Chi phí huy động vốn
Lãi suất chiết khấu được tính bằng chi phí gọi vốn. Đây chính là tỷ lệ lợi tức người bỏ vốn mong muốn thu lại từ dự án. Tức có nghĩa là, lãi suất chiết khấu là chi phí sử dụng vốn hay chi phí cơ hội của vốn.
Ví dụ: Trường hợp rút tiền tiết kiệm với lãi suất 5% để đầu tư thì có thể tính lãi suất chiết khấu là 5%.
→ Trung bình trọng số chi phí vốn
Chi phí sử dụng vốn trung bình của doanh nghiệp = WACC
Doanh nghiệp sẽ có 2 nguồn vốn chính là:
- Vay thương mại là chi phí của khoản nợ (cost of debt) là lãi suất của khoản vat (1- tax) * lãi suất;
- Vốn góp cổ đông là chi phí vốn cổ phần (cost of equity) là phần thu nhập mong muốn của cổ đông
WACC có thể tính bằng chi phí sử dụng trung bình của hai nguồn vốn trên
WACC = re * E/(E+D) + rD (1-TC)*D/(E+D)
Trong đó:
- re: là tỷ suất thu nhập mong muốn của cổ đông
- rD: là lãi suất mong muốn của chủ nợ
- E: là giá trị thị trường cổ phần của công ty
- D: là giá trị trường nợ của công ty
- TC: là thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp
Re = [Div0(1+g)/P0] +g
Trong đó:
- P0 là giá cổ phiếu của doanh nghiệp tại thời điểm gốc
- Div0 là cổ tức của cổ phiếu doanh nghiệp tại thời điểm gốc
- g là tỷ lệ tăng trưởng dự kiến của cổ tức.
Yếu tố nào ảnh hưởng đến lãi suất chiết khấu?
Về yếu tố ảnh hưởng đến lãi suất chiết khấu, hiện này có khá nhiều yếu tố nhưng được cụ thể bằng những yếu tố sau:
→ Mức cung cầu về tiền tệ trên thị trường
Đây là yếu tố đầu tiên liên quan và có ảnh hưởng trực tiếp đến việc hình thành lãi suất tái chiết khấu trên thị trường. Việc này ảnh hưởng nhiều đến lãi suất chiết khấu.
→ Lạm phát
Lạm phát đứng thứ hai trong việc ảnh hưởng đến lãi suất tái chiết khấu. Và nó cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến tính hình tài chính.
→ Chính sách tiền tệ của Chính Phủ
Khi lãi suất tăng cao hoặc giảm xuống thì chắc chắn sẽ gây ảnh hưởng đến nền kinh tế. Vậy nên nhà nước sẽ thực hiện các chính sách nhằm với mục đích là điều chỉnh lãi suất và bình ổn nền kinh tế.
Nếu lãi suất tăng sẽ làm cho nhu cầu tiêu dùng và đầu tư giảm và khi đó ngân hàng Nhà nước sẽ tiến hành giảm lãi suất tái chiết khấu cho các ngân hàng thương mại.
Và ngược lại khi lãi suất giảm thì ngân hàng Nhà nước sẽ tăng lãi suất tái chiết khấu để có thể giảm bớt khối lượng tín dụng cho các ngân hàng thương mại. Và khi đó các ngân hàng thương mại bắt buộc phải tăng mức lãi suất tín dụng lên.
→ Rủi ro kỳ hạn tín dụng
Rủi ro kỳ hạn tín dụng cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến lãi suất tái chiết khấu. Và bên cạnh đó, lãi suất tái chiết khấu còn chịu ảnh hưởng đến nhiều nhân tố khác như thể chế tài chính trung gian, sự ổn định về tình hình kinh tế – chính trị, tỷ giá hối đoái, tình hình cân đối ngân sách, tình hình tài chính quốc tế và những chính sách tài khoá của Nhà nước….
☑️ Mời bạn xem thêm nhiều bài viết khác:
- 🔸 Cách đăng ký tạm trú online [Hướng dẫn chuẩn]
- 🔸 Trật tự an toàn xã hội: Khái niệm, nội dung, đối tượng
- 🔸 Thủ tục đăng ký thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài
Trên đây là những thông tin về lãi suất tái chiết khấu là gì? Và công thức tính lãi suất tái chiết khấu mà Vietcham đem đến cho bạn đọc. Hy vọng với những thông tin trên, bạn đọc có thể hiểu rõ hơn về lãi suất tái chiết khấu cũng như những thông tin liên quan.
Leave a Reply
Bạn phải đăng nhập để gửi phản hồi.