so sánh các loại hình công ty tại singapore 2020

So sánh các loại hình công ty tại Singapore 2020

Một trong những bước quan trọng mà các doanh nghiệp cần quyết định trước khi thành lập công ty tại Singapore là lựa chọn loại hình công ty bởi lẽ điều này sẽ ảnh hưởng đến tiền thuế phải đóng, giấy tờ cần cung cấp cũng như khả năng mở rộng kinh doanh, phát triển thương hiệu . Tùy theo đinh hướng chiến lược và mục đích, chủ doanh nghiệp nên có sự cân nhắc kỹ càng để có thể lựa chọn hình thức doanh nghiệp phù hợp khi có ý định thành lập hoặc mở rộng thị trường sang Singapore.

Bài viết này của VietCham mang đến cái nhìn tổng quan giúp các doanh nghiệp có cái nhìn chính xác nhất về các hình thức doanh nghiệp tại Singapore.

Theo luật thành lập công ty Singapore, Chính phủ Singapore cho phép doanh nghiệp nước ngoài có thể đăng kí 3 hình thức như sau:

  1. Văn phòng đại diện (Representative Office) ở Singapore
  2. Văn phòng chi nhánh (Branch office) ở Singapore
  3. Công ty con ở Singapore (Subsidiary company).

Văn phòng đại diện (Representative Office)

Văn phòng đại diện là hình thức được các doanh nghiệp nước ngoài lựa chọn nhằm mục đích nghiên cứu, mở rộng, khám phá thị trường  hoặc quản lý công việc công ty tại Singapore chứ không nhằm mục đích kinh doanh hoặc mua bán.

Theo đó, pháp luật Singapore quy định văn phòng đại diện không được phép thực hiện bất kỳ các hoạt động kinh doanh phát sinh và tạo ra lợi nhuận như ký hợp đồng, buôn bán, cho thuê, mở tín dụng, v.v.

Doanh nghiệp cần lưu ý những điểm sau đây khi muốn thành lập văn phòng đại diện tại Singapore:

  • Tên văn phòng đại diện bắt buộc giống với tên công ty mẹ và thêm chữ “Văn phòng đại diện”
  • Văn phòng đại diện cần có ít nhất một nhân viên từ trụ sở chính của công ty nước ngoài (công ty mẹ) và có thể thuê tối đa 5 nhân viên địa phương.
  • Thời hạn của văn phòng đại diện là 1 năm hoặc 3 năm. Thực tế để đăng ký văn phòng đại diện có thời hạn tối đa 3 năm thường sẽ khó khăn hơn và thông thường sau 3 năm công ty mẹ phải cân nhắc chuyển văn phòng đại diện thành chi nhánh hoặc công ty con thay vì đăng ký gia hạn cho văn phòng đại diện này.
  • Nếu văn phòng đại diện của doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng, tài chính hoặc bảo hiểm, cần đăng ký văn phòng đại diện của mình với Cơ quan tiền tệ Singapore (MAS). Đối với các văn phòng đại diện trong các ngành khác, cần đăng ký với International Enterprise Singapore (IE Singapore).

Văn phòng chi nhánh (Branch office)

Chi nhánh tại Singapore được xem là phần mở rộng của trụ sở chính (công ty mẹ) tại Singapore.

Theo pháp luật Singapore, chi nhánh được phép tiến hành bất kì hoạt động kinh doanh nào thuộc lĩnh vực kinh doanh của công ty mẹ đã đăng kí và chịu thuế đối với tất cả các khoản thu nhập có được từ các hoạt động tại Singapore. Công ty mẹ sẽ phải chịu trách nhiệm với bất kì hành vi nào trái với quy định pháp luật của văn phòng chi nhánh.

Văn phòng chi nhánh thuộc tình trạng không cư trú tại Singapore, do đó, văn phòng chi nhánh sẽ KHÔNG được hưởng các chính sách ưu đãi về thuế mà công ty địa phương công ty con được hưởng.

Doanh nghiệp cần lưu ý những điểm sau đây khi muốn thành lập văn phòng chi nhánh tại Singapore:

  • Tên của văn phòng chi nhánh tại Singapore bắt buộc phải giống với tên của công ty mẹ và được chấp thuận khi đăng kí.
  • Luật công ty Singapore yêu cầu các văn phòng chi nhánh chỉ định ít nhất 1 người đại diện được uỷ quyền và phải là cư dân Singapore.
  • Chi nhánh phải có địa chỉ đã đăng kí tại Singapore

Thành lập công ty (Subsidiary company)

Trong đó loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn (LLC) phổ biến nhất đối với doanh nghiệp nước ngoài muốn thành lập công ty tại Singaore, vì vậy VietCham sẽ phân tích 3 loại hình công ty thuộc loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn (LLC).

Công ty trách nhiệm hữu hạn (Private Limited Company)

Công ty trách nhiệm hữu hạn là công ty có tên với đuôi “PTE. LTD”, đây là loại hình công ty phù hợp nhất đối với doanh nghiệp nước ngoài khi có nhu cầu thành lập công ty con tại Singapore.

Lưu ý:

  • Theo pháp luật Singapore, công ty trách nhiệm hữu hạn có thể có tối đa 50 cổ đông. Cổ đông và giám đốc có thể cùng một người và cổ đông có thể là cá nhân/ công ty hoặc cả hai.
  • Công ty trách nhiệm hữu hạn có thể được hưởng chế độ miễn giảm thuế trong 3 năm đánh giá (Year Assessment – YA) đầu tiên
  • Vốn cổ phần tối thiểu: 1 SGD

Công ty đại chúng (Public Limited Company)

Công ty đại chúng là công ty có tên đuôi “LTD” và có thể quy động vốn góp từ công chúng. Do đó, loại hình công ty này có quy định nghiêm ngặt và chặt chẽ hơn công ty trách nhiệm hữu hạn và chỉ phù hợp với doanh nghiệp lớn.

Lưu ý:

  • Theo pháp luật Singapore, công ty đại chúng phải có ít nhất 50 cổ đông.
  • Mức thuế thu nhập doanh nghiệp 17%
  • Vốn cổ phần tối thiểu: 1 SGD.

Công ty bảo chứng (Public Company Limited by Guarantee)

Công ty bảo chứng là loại hình công ty Singapore không lợi nhuận (non-profit) và được xem như thực thể pháp lý riêng biệt với cá nhân có liên quan.

Lưu ý:

  • Theo pháp luật Singapore, công ty bảo chứng phải có ít nhất 2 giám đốc và 2 thành viên khác trong công ty.
  • Miễn thuế thu nhập doanh nghiệp (trong trường hợp hơn 50% tổng doanh thu là từ các thành viên trong công ty đóng góp) 
  • Miễn thuế thu nhập doanh nghiệp hoàn toàn (trong trường hợp công ty đã nộp đơn để xin công ty thành “Công ty chuyên làm từ thiện”)
  • Công ty bảo chứng không có vốn góp cổ phần.

Để tìm hiểu thêm thông tin chi tiết về quy trình thành lập công ty tại Singapore, hãy liên hệ với chúng tôi theo thông tin sau: