ngân sách singapore 2023: tăng cường hỗ trợ các doanh nghiệp để định vị lại nền kinh tế

NGÂN SÁCH SINGAPORE 2023: TĂNG CƯỜNG HỖ TRỢ CÁC DOANH NGHIỆP ĐỂ ĐỊNH VỊ LẠI NỀN KINH TẾ

Để tái định vị vị thế Singapore trong “kỷ nguyên mới” của sự phát triển toàn cầu, Chính phủ nước này chi khoản 104,2 tỷ đô la Singapore để đầu tư phát triển nền kinh tế, hỗ trợ doanh nghiệp, tập trung vào việc phát triển năng lực của người dân Singapore và nắm bắt các cơ hội mới trong bối cảnh bất ổn toàn cầu gia tăng.

Phát biểu về Ngân sách 2023 tại Quốc hội vào thứ Ba (14/2), Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Tài chính Lawrence Wong cho biết rằng nền kinh tế thế giới dự kiến ​​sẽ bước vào giai đoạn cạnh tranh khốc liệt hơn và nền kinh tế chung sẽ phân mảnh sâu sắc hơn, với việc các quốc gia có xu hướng ít quan tâm hơn về lợi ích chung và sự phụ thuộc lẫn nhau… thay vào đó họ quan tâm hơn đến lợi ích và an ninh quốc gia của riêng mình.

Trong một bài phát biểu về Ngân sách trên phạm vi rộng, có chủ đề “Moving forward in a new era”, ông Wong đã đề cập đến động thái của Trung Quốc và Hoa Kỳ đang tranh giành vị trí dẫn đầu trong lĩnh vực công nghệ chủ chốt, nhắm đến vị thế dẫn dẫn đầu kinh tế và mang tầm ảnh hưởng trên toàn thế giới.

Trước tình thế đó, Ông Wong cho biết chính phủ đang thực hiện các biện pháp giảm thuếtrợ cấp doanh nghiệp nhằm neo giữ các ngành công nghiệp chiến lược quốc gia.

Kết quả là, các doanh nghiệp đang tái cơ cấu lại tổ chức nhằm hạn chế những rủi ro khó có thể lường trước. Hiện nay, nhiều tập đoàn đa quốc gia cố gắng tìm đích đến mới nơi mà họ không bị cuốn vào cuộc xung đột chính trị.

sing 1677577768
phó thủ tướng kiêm bộ trưởng tài chính singapore lawrence wong trình bày báo cáo ngân sách vào ngày 14 tháng 2 (nguồn: reuters/isabel kua)

Quỹ Năng suất Quốc Gia (NPF)

Quỹ Năng suất Quốc gia (NPF) được thành lập vào năm 2010 để cải thiện năng suất trong trong kinh doanh và đào tạo người lao động. Để đạt được mục tiêu này, Chính phủ sẽ dành 4 tỷ đô la Singapore cho Quỹ Năng suất Quốc gia, cũng như mở rộng phạm vi của quỹ để hỗ trợ xúc tiến đầu tư và sử dụng quỹ này như một cách để thu hút các khoản đầu tư chất lượng tại Singapore.

Đổi mới doanh nghiệp

Chương trình Đổi mới Doanh nghiệp lần này sẽ cho phép các doanh nghiệp đủ điều kiện được khấu trừ thuế nhiều hơn 400% cho 400.000 đô la Singapore đầu tiên khi chi tiêu cho các hoạt động liên quan đến đổi mới, bao gồm:

  • Nghiên cứu và phát triển (R&D)
  • Đăng ký sở hữu trí tuệ
  • Mua và cấp phép sở hữu trí tuệ
  • Đổi mới được thực hiện với các trường bách khoa và Học viện Giáo dục Kỹ thuật
Hiện tại, các doanh nghiệp được khấu trừ thuế lên tới 250% đối với một số hoạt động này.

Dưới chương trình đổi mới doanh nghiệp này, ngay cả những công ty chưa có lợi nhuận và không thể tối đa hóa lợi ích từ việc khấu trừ thuế có thể nhận được khoản trợ cấp lên đến S$20,000 dựa vào việc chuyển đổi 20% tổng chi phí hợp lệ của họ.

Tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp

Chương trình tài trợ doanh nghiệp – cho vay thương mại (EFS-TL) đã được áp dụng từ ngày 1 tháng 4 năm 2023 đến ngày 31 tháng 3 năm 2024.

EFS-TL cung cấp cho các doanh nghiệp khoản tài trợ thương mại lên tới 10 triệu đô la Singapore cho mỗi bên vay. Tỷ lệ rủi ro của chính phủ đối với khoản vay là 70% và thời hạn hoàn trả tối đa là một năm.

Các loại khoản vay được hỗ trợ bao gồm:
  •   Đất đai/tòa nhà/nhà máy (bao gồm mua/cải tạo/xây dựng);
  •   Cho vay vốn lưu động;
  •   Máy móc, thiết bị, tài sản cố định khác;
  •   Bảo lãnh.

Hơn nữa, có tới 50 triệu đô la Singapore có sẵn cho mỗi bên vay đối với các dự án ở nước ngoài và 30 triệu đô la Singapore cho mỗi bên vay đối với các dự án trong nước.

Tỷ lệ chia sẻ rủi ro của chính phủ là 50% – 70% đối với các công ty non trẻ — được định nghĩa là các công ty được thành lập trong vòng 5 năm qua và hơn 50% vốn cổ phần thuộc sở hữu của các cá nhân. Thời hạn trả nợ tối đa lên tới 15 năm đối với khoản vay tài sản cố định và tối đa 5 năm đối với khoản vay và bảo lãnh vốn lưu động.

Giải pháp trụ cột (BEPS 2.0)

BEPS 2.0 là kết quả hợp tác của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) để giải quyết vấn đề trốn thuế. Singapore nằm trong số 130 khu vực tài phán tham gia thỏa thuận này vào tháng 10 năm 2021.

Singapore sẽ áp dụng mức thuế hiệu quả tối thiểu 15% đối với các doanh nghiệp đa quốc gia lớn (MNE) có trụ sở tại Singapore từ ngày 1 tháng 1 năm 2025.

Những thay đổi này là một phần của sáng kiến của Giải pháp trụ cột hay BEPS 2.0, một khuôn khổ toàn cầu nhằm đảm bảo phân bổ quyền nộp thuế công bằng hơn đối với các MNE lớn thông qua mức thuế suất tối thiểu toàn cầu đã đặt.

Từ năm 2025, các công ty đa quốc gia có doanh thu hợp nhất hàng năm từ 750 triệu EUR (797 triệu USD) trở lên phải nộp thuế suất 15% trên lợi nhuận kiếm được tại khu vực tài phán mà họ hoạt động.

Đầu tư cho sáng kiến doanh nghiệp toàn cầu của Singapore

Ngân sách 2023 đã công bố khoản bổ sung trị giá 1 tỷ đô la Singapore cho sáng kiến Doanh nghiệp Toàn cầu Singapore, sáng kiến này cung cấp các chương trình xây dựng năng lực tùy chỉnh cho các công ty địa phương, chẳng hạn như quốc tế hóa, đổi mới và thúc đẩy quan hệ đối tác mới.

Bên cạnh đó, ngân sách còn hỗ trợ trang bị cho người lao động và xây dựng khả năng phục hồi tập thể của đất nước, đồng thời thực hiện các động thái ngay lập tức để giúp đỡ các gia đình và người dân Singapore đối phó với lạm phát cao.

Source: NG JUN SEN

Leave a Reply