Singapore được biết đến là quốc gia với đa dạng sắc tộc và đậm đà bản sắc, nơi có sự giao thoa của nhiều nền văn hóa, sự hòa trộn cả phương Đông và phương Tây. Không chỉ là kiến trúc, ẩm thực, ngôn ngữ mà còn thể hiện ở lá cờ Singapore. Trong bài viết dưới đây Vietcham sẽ giới thiệu đến bạn đọc về cờ Singapore.
Lá cờ Singapore là gì?
Cờ Singapore hay còn được gọi là quốc kỳ Singapore, được thiết kế là 2 hình chữ nhật bằng nhau có màu đỏ và trắng đặt nằm song song với nhau. Cờ Singapore được chia theo tỷ lệ chia cao bằng ⅔ chiều dài và góc bên trái của lá cờ là hình ảnh trăng lưỡi liềm trắng quy về hướng 5 sao trắng 5 cánh.
→ Ý nghĩa của lá cờ Singapore
Mỗi một họa tiết trên lá cờ đều ẩn chứa ý nghĩa riêng biệt như sau:
- Màu đỏ là biểu tượng đại diện cho quyền bình đẳng của con người, thể hiện được sự khăng khít, đoàn kết giữa người với người và các dân tộc trên thế giới
- Màu đỏ tượng trưng cho đức tính dũng cảm, gan dạ của người Malaysia và sự may mắn của người Trung Hoa
- Màu trắng biểu trưng cho sự trong sạch, thuần túy và tinh khôi
- Biểu tượng trăng lưỡi liềm là đại diện cho tính “trẻ” của đất nước, của quốc gia đang trên đà phát triển mạnh mẽ
- Ngôi sao 5 cánh là tượng trưng cho 5 lý tưởng là Dân chủ – Bình đẳng – Hòa Bình – Công bằng – Phát triển.
Lịch sử ra đời, quá trình hình thành của lá cờ Singapore
- Vào thế kỷ 19 khi Singapore nằm dưới quyền cai trị của Anh, hiệu kỳ được sử dụng chung cho khu định cư Eo biển có một lam thuyền kỳ Anh Quốc có 3 vương miện vàng đại diện cho 3 khu định cư. Vào thời điểm này thì Singapore được ban cho một huy hiệu có nét của một con sư tử.
- Vào năm 1946 – 1959, sau khi thế chiến thứ 2 kết thúc thì Singapore đã trở thành thuộc địa vương thất độc lập và được thông qua hiệu kỳ riêng biệt. Số vương miện đã giảm từ 3 xuống còn 1.
- Vào năm 1959 khi Singapore đã có thể tự chủ thì đây chính là lúc quốc gia này bắt đầu thiết kế Quốc kỳ riêng cho mình.
- Đến ngày 3/12/1959 thì Quốc kỳ Singapore được chính thức thông qua, cùng với đó là quốc ca, quốc huy Singapore. Đây chính là thời điểm mà lá cờ Singapore lần đầu tiên được công bố.
- Vào tháng 9/1962 thì nhân dân Singapore đã bỏ phiếu chấp thuận gia nhập liên minh Malaysia. Và vào ngày 9/8/1965 khi Singapore hoàn toàn độc lập thì hiệu kỳ Singapore được tái xác nhận trở thành Quốc kỳ Singapore.
Những điều thú vị về lá cờ Singapore
- Quốc kỳ Singapore được thông qua lần đầu tiên vào năm 1959, khi là một quốc gia tự trị ở Để quốc Anh. Tuy nhiên thì vào ngày 9/8/1965 cờ Singapore được tái xác nhận là quốc kỳ chính thức khi đất nước đã hoàn toàn độc lập.
- Đây là quốc kỳ ít thay đổi thiết kế nhất từ khi được thông qua
- Biểu tượng 5 sao trên quốc kỳ xuất phát từ mong muốn của người Hoa và trăng lưỡi liềm từ dân cư Hồi giáo
- Cờ Singapore được hoàn thiện trong vòng 2 tháng bởi một Ủy ban do Đỗ Tiến Tài chỉ huy
Những câu hỏi thường gặp về cờ Singapore
Một số câu hỏi về cờ Singapore được giải đáp dưới đây:
1. Quốc kỳ Singapore chính thức được sử dụng vào thời gian nào?
Cờ Singapore được sử dụng kể từ ngày 03 tháng 12 năm 1959 có tên gọi là “Bendera Singapura”.
2. Cờ Singapore là thiết kế của ai?
Quốc kỳ Singapore được thiết kế bởi ủy ban do Đỗ Tiến Tài đứng đầu. Được biết ban đầu ông muốn lá cờ đất nước hoàn toàn là màu đỏ, tuy nhiên thì đề xuất này đã bị phản đối bởi Nội với lý do màu đỏ được cho là đại diện cho một điểm của chủ nghĩa Cộng sản.
3. Tại sao quốc kỳ Singapore có hình mặt trăng lưỡi liềm và 5 ngôi sao?
Hình mặt trăng lưỡi liềm trên cờ Singapore là tượng trưng cho một quốc gia trẻ đang trên đà phát triển. 5 ngôi sao là đại diện cho 5 lý tưởng của đất nước là Dân chủ – Bình đẳng – Hòa bình – Công bằng – Phát triển.
☑️ Mời bạn xem thêm nhiều bài viết khác:
- 🔸 Nền kinh tế Singapore: Đầu tư & phát triển năm 2023
- 🔸 Mã bưu điện Singapore – Bảng tổng hợp thông tin & Ý nghĩa
- 🔸 Đi Singapore có cần hộ chiếu không?
Trên đây Vietcham đã mang đến cho bạn đọc toàn bộ thông tin về cờ Singapore và những thông tin liên quan. Tuy là quốc gia nhỏ ở Đông Nam Á nhưng quốc kỳ đất nước chứa đựng ý nghĩa sâu sắc và sâu xa về sự đoàn kết giữa các dân tộc trên thế giới. Nếu còn thắc mắc gì về vấn đề trên hãy liên hệ với Vietcham để được tư vấn.
Leave a Reply
Bạn phải đăng nhập để gửi phản hồi.