trại giáo dưỡng: chìa khóa tìm lại tương lai

Trại Giáo Dưỡng: Chìa Khóa Tìm Lại Tương Lai

Đối với trẻ vị thành niên, trại giáo dưỡng chính là một trong những biện pháp dành cho những hành vi vi phạm pháp luật. Vậy bạn đã có thông tin gì về trại giáo dưỡng chưa hãy cùng tìm hiểu với Vietcham ngay bây giờ nhé.

Trại giáo dưỡng là gì?

Trại giáo dưỡng hoặc còn gọi trường giáo dưỡng đây chính là cơ sở giáo dục bắt buộc, có chức năng dạy văn hóa đồng thời dạy nghề cho những người có hành vi vi phạm pháp luật tuy nhiên chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

trại giáo dưỡng
khái niệm trại giáo dưỡng

Đưa vào trường giáo dưỡng chính là một biện pháp xử lý vi phạm hành chính, áp dụng được đối với những người từ 12 tuổi cho đến dưới 18 tuổi, có vi vi phạm pháp luật mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

→ Khi nào trẻ vào trại giáo dưỡng?

Điều 92 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định, các đối tượng bị đưa vào trường giáo dưỡng bao gồm:

  • Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật hình sự.
  • Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng do vô ý quy định tại Bộ luật hình sự.
  • Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật hình sự mà trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
  • Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi 02 lần trở lên trong 06 tháng thực hiện hành vi trộm cắp, lừa đảo, đánh bạc, gây rối trật tự công cộng mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự và trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
đối tượng bị đưa vào trường giáo dưỡng
đối tượng bị đưa vào trường giáo dưỡng

Theo quy định trên, những trẻ vị thành niên từ 12 tới dưới 18 tuổi khi xảy ra hành vi vi phạm pháp luật cần được giáo dục đặc biệt nhất là khi chưa cần thiết áp dụng hình phạt thì sẽ bị đưa vào trường giáo dưỡng.

→ Trường hợp không được đưa vào trường giáo dưỡng

Khoản 5 Điều Điều 92 Luật xử lý vi phạm hành chính quy định như sau:

Không áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng đối với các trường hợp sau đây:

  1. Người không có năng lực trách nhiệm hành chính;
  2. Người đang mang thai có chứng nhận của bệnh viện;
  3. Phụ nữ hoặc người duy nhất đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận.
trường hợp không được đưa vào trường giáo dưỡng
trường hợp không được đưa vào trường giáo dưỡng

Như vậy, nếu thuộc 03 trường hợp này, trẻ vị thành niên sẽ không bị đưa vào trường giáo dưỡng.

VietCham – Thành lập doanh nghiệp tại Singapore uy tín.

Qúy doanh nghiệp nhận được các hỗ trợ tốt nhất:

  • Hoàn tất 100% thủ tục online khi thành lập công ty tại Singapore
  • Kinh nghiệm trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề.
  • Hỗ trợ nhanh chóng, xuyên suốt.
  • Đảm bảo pháp lý, tuân thủ pháp luật.
  • Tư vấn tối ưu lợi nhuận sau thuế.
  • Chi phí thành lập công ty tại Singapore linh hoạt, đảm bảo quý khách hài lòng

Trình tự thủ tục áp dụng biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng

#1 Điều kiện bảo đảm cho việc áp dụng, thi hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng

Kinh phí bảo đảm cho đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, phương tiện, tổ chức hoạt động của trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc; kinh phí lập hồ sơ, tổ chức đưa người vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc; truy tìm đối tượng bỏ trốn; tổ chức cai nghiện ma túy; điều trị cho học sinh, trại viên bị nhiễm HIV/AIDS; kinh phí bảo đảm ăn, mặc, ở, học tập, học nghề, hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, phòng bệnh, khám, chữa bệnh của học sinh, trại viên; kinh phí tổ chức đưa học sinh dưới 16 tuổi, học sinh, trại viên bị ốm khi chấp hành xong quyết định về địa phương mà không có thân nhân đến đón và các khoản kinh phí khác phục vụ cho việc áp dụng, thi hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc do ngân sách trung ương bảo đảm và được dự toán ngân sách hàng năm của Bộ Công an.

thi hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng
thi hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng

Trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc được trực tiếp nhận sự giúp đỡ về vật chất, chuyên môn, kỹ thuật của Ủy ban nhân dân địa phương, các cơ quan nhà nước, các tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước; được tham gia hợp đồng, liên kết với các tổ chức, cá nhân trong hoạt động kinh tế theo quy định của pháp luật để tạo nguồn kinh phí hỗ trợ cho hoạt động của trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc sử dụng vào việc dạy văn hóa, hướng nghiệp, dạy nghề, mua sắm trang thiết bị, phương tiện, đồ dùng phục vụ học tập, sinh hoạt, khám, chữa bệnh và tổ chức cai nghiện ma túy cho người đang chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc.

kinh phí đầu tư trường giáo dưỡng
kinh phí đầu tư trường giáo dưỡng

Như vậy, để có thể được áp dụng biện pháp giáo dưỡng tại trường giáo dưỡng thì kinh phí là điều không thể thiếu đối với biện pháp này. Và nguồn kinh phí để có thể chi trả những khoản chi phí, sinh hoạt của từng cá nhân được giáo dưỡng tại các cơ sở này là vô cùng tốn kém. Để phần nào hỗ trợ những đối tượng này thì cơ quan nhà nước cụ thể là Bộ công an sẽ bảo đảm mức chi tiêu này hàng năm. Đồng thời những cá nhân được áp dụng biện pháp này còn có thể tự tạo ra công việc có thu nhập tại trường như thực hiện các hoạt động nuôi trồng thủy hải sản, chăn nuôi trâu, bò, heo, gà, vịt…hoặc tham gia các hợp đồng kinh tế khác dưới sự cho phép và quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

#2 Hồ sơ, thủ tục kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng

Sau khi hoàn thành việc lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ quan đã lập hồ sơ chuyển hồ sơ đó cho Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện để kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ. Hồ sơ gồm:

  • Công văn của cơ quan đã lập hồ sơ đề nghị Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ;
  • Các tài liệu, giấy tờ có trong hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng.

Việc giao, nhận hồ sơ phải được lập biên bản.

hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng
hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng

Sau khi kiểm tra tính pháp lý xong thì Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện chuyển lại toàn bộ hồ sơ cho Trưởng Công an cấp huyện để xem xét, quyết định việc đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng. Hồ sơ gồm:

  • Các tài liệu, giấy tờ như Công văn của cơ quan đã lập hồ sơ đề nghị Trưởng phòng tư pháp cấp huyện kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ và các tài liệu liên quan đến hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa người vào trường giáo dưỡng.
  • Văn bản kiểm tra tính pháp lý của Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện.

Lưu ý: Việc giao, nhận hồ sơ phải được lập biên bản, để làm cơ sở xử lý sau này nếu phát sinh ra tranh chấp hoặc sai phạm…

#3 Hồ sơ, thủ tục đưa người đã có quyết định vào trường giáo dưỡng

Cũng như những thủ tục pháp lý khác thì việc đưa người vào trường giáo dưỡng cũng cần lập hồ sơ và tuân thủ theo các quy định về trình tự, thủ tục. Cụ thể như sau:

Hồ sơ gồm:

  • Quyết định của Tòa án nhân dân cấp huyện về việc áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng;
  • Bản tóm tắt lý lịch và hành vi vi phạm pháp luật của người bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng;
  • Danh, chỉ bản của người bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng;
  • Bản sao các quyết định giáo dục đã áp dụng (nếu có);
  • Quyết định giao cho gia đình, tổ chức quản lý người bị đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng trong thời gian làm thủ tục áp dụng biện pháp này (nếu có);
  • Tài liệu khác liên quan đến nhân thân của người bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng (nếu có).
thủ tục đưa người đã có quyết định vào trường giáo dưỡng
thủ tục đưa người đã có quyết định vào trường giáo dưỡng

Khi giao, nhận người có quyết định đưa vào trường giáo dưỡng phải lập biên bản. Trường giáo dưỡng phải đối chiếu, kiểm tra người được giao, nhận với hồ sơ và lập biên bản ghi rõ những tài liệu có trong hồ sơ, tình trạng sức khỏe hiện tại của người được giao, nhận; tư trang, đồ dùng cá nhân mang theo và những vấn đề khác có liên quan đến việc giao, nhận.

#4 Hồ sơ, thủ tục đề nghị xem xét, quyết định hoãn, giảm thời hạn, tạm đình chỉ, miễn chấp hành toàn bộ hoặc phần thời gian còn lại tại trường giáo dưỡng

→ Hồ sơ, thủ tục đề nghị xem xét, quyết định hoãn chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng

Người phải chấp hành quyết định hoặc người đại diện hợp pháp của họ thấy đủ điều kiện hoãn chấp hành quyết định thì làm đơn gửi Trưởng Công an cấp huyện nơi Tòa án nhân dân đã ra quyết định để đề nghị Tòa án nhân dân xem xét, quyết định hoãn. Hồ sơ gồm:

  • Đơn xin hoãn chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng nêu rõ lý do;
  • Công văn đề nghị Tòa án nhân dân xem xét, quyết định hoãn chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng;
  • Văn bản của bệnh viện cấp huyện trở lên chứng nhận về tình trạng ốm nặng của người phải chấp hành quyết định hoặc văn bản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã chứng nhận về gia đình của người phải chấp hành quyết định đang có khó khăn đặc biệt.

→ Hồ sơ, thủ tục đề nghị xem xét, quyết định miễn chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng

Người phải chấp hành quyết định hoặc người đại diện hợp pháp của họ thấy đủ điều kiện miễn chấp hành quyết định thì làm đơn gửi Trưởng Công an cấp huyện nơi Tòa án nhân dân đã ra quyết định để đề nghị Tòa án nhân dân xem xét, quyết định. Hồ sơ gồm:

  • Đơn xin miễn chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng nêu rõ lý do;
  • Công văn đề nghị Tòa án nhân dân xem xét, quyết định miễn chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng;
quyết định miễn chấp hành đưa vào trường giáo dưỡng
quyết định miễn chấp hành đưa vào trường giáo dưỡng

Một trong các giấy tờ sau:

    • Văn bản của bệnh viện cấp huyện trở lên chứng nhận về tình trạng đang mắc bệnh hiểm nghèo của người phải chấp hành quyết định;
    • Văn bản của cơ quan có thẩm quyền chứng nhận về tình trạng không còn nghiện ma túy của người phải chấp hành quyết định;
    • Văn bản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân từ cấp xã trở lên xác nhận về việc có tiến bộ rõ rệt trong việc chấp hành pháp luật hoặc có giấy khen của Chủ tịch Ủy ban nhân dân từ cấp huyện trở lên về việc lập công;
    • Văn bản của cơ quan chức năng từ cấp tỉnh trở lên công nhận có sáng kiến, cải tiến kỹ thuật có giá trị trong lao động;
    • Văn bản của bệnh viện chứng nhận về tình trạng đang mang thai.

→ Thủ tục đề nghị xem xét, quyết định giảm thời hạn chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, miễn chấp hành phần thời gian còn lại tại trường giáo dưỡng

Học sinh đã chấp hành một nửa thời hạn nếu có đủ điều kiện giảm hoặc miễn chấp hành phần thời gian còn lại tại trường giáo dưỡng thì Hiệu trưởng trường giáo dưỡng làm hồ sơ đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có trường giáo dưỡng xem xét, quyết định giảm hoặc miễn chấp hành phần thời gian còn lại tại trường giáo dưỡng.

quyết định tạm hoãn tại trường giáo dưỡng
quyết định tạm hoãn tại trường giáo dưỡng

VietCham – Thành lập doanh nghiệp tại Singapore uy tín.

Qúy doanh nghiệp nhận được các hỗ trợ tốt nhất:

  • Hoàn tất 100% thủ tục online khi thành lập công ty tại Singapore
  • Kinh nghiệm trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề.
  • Hỗ trợ nhanh chóng, xuyên suốt.
  • Đảm bảo pháp lý, tuân thủ pháp luật.
  • Tư vấn tối ưu lợi nhuận sau thuế.
  • Chi phí thành lập công ty tại Singapore linh hoạt, đảm bảo quý khách hài lòng

Hỏi đáp về trại giáo dưỡng

→ Tìm cơ sở giáo dưỡng ở đâu?

Nếu anh chị đang tìm kiếm một danh sách một số trường giáo dưỡng, thì có thể tham khảo ở đây:

  • Trường giáo dưỡng số 1
  • TGD số 2: Địa chỉ: Mai Sơn, Yên Mô, Ninh Bình
  • Trường GD số 3 : Địa chỉ: thôn phú túc, hòa phú, QL14G, Hoà Phú, Hòa Vang, Đà Nẵng
  • TDG số 4 : Địa chỉ: Long Đức, Long Thành, Đồng Nai
  • Trường giáo dưỡng số 5
cơ sở giáo dưỡng
cơ sở giáo dưỡng

→ Con hư, cha mẹ có được đưa vào trường giáo dưỡng không?

Điều 91 Luật xử lý vi phạm hành chính quy định: Đưa vào trường giáo dưỡng là biện pháp xử lý hành chính áp dụng đối với người có hành vi vi phạm pháp luật quy định tại Điều 92 của Luật này nhằm mục đích giúp họ học văn hóa, học nghề, lao động, sinh hoạt dưới sự quản lý, giáo dục của nhà trường.

con hư cha mẹ có được đưa vào trường giáo dưỡng không
con hư cha mẹ có được đưa vào trường giáo dưỡng không

Bên cạnh đó, căn cứ Điều 99, người có thẩm quyền lập hồ sơ đề nghị đưa vào trường giáo dưỡng là:

  • Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người chưa thành niên vi phạm có nơi cư trú ổn định;
  • Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi có hành vi vi phạm pháp luật của người chưa thành niên vi phạm không có nơi cư trú ổn định;
  • Cơ quan công an đang thụ lý vụ việc nếu trực tiếp pháp hiện, điều tra, thụ lý…

Như vậy, chỉ những người dưới 18 tuổi vi phạm pháp luật thì mới bị đưa vào trường giáo dưỡng. Bên cạnh đó, việc đưa người dưới 18 tuổi vào trường giáo dưỡng chính là trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền. Vì vậy, dù con cái có hư đốn thế nào, cha mẹ cũng không thể đưa con vào trường giáo dưỡng.

☑️ Mời bạn xem thêm nhiều bài viết khác:

Trên đây, là những thông tin cần thiết mà bạn cần biết về trường giáo dưỡng. Nếu bạn muốn có thêm nhiều thông tin hữu ích nữa hãy thường xuyên theo dõi Website của chúng tôi nhé.

Vietcham Blog

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *